Lý thuyết tiếp cận

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay (Trang 27 - 30)

6. Chiến lược, tiếp thị và quảng cáo trong kinh

1.2 Lý thuyết tiếp cận

Lý thuyết lựa chọn hành vi của George Homans.

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Dựa vào đó Homans cho rằng “mô hình lựa chọn duy lý” của hành vi người tương thích một phần nào đó đối với các định đề của tâm lý học hành vi. Homans đã đưa ra một số định đề cơ bản về hành vi người như sau:

Định đề phần thưởng: các hành động của con người có xu hướng lặp lại khi hành

động đó thường xuyên được khen thưởng.

Định đề kich thích: nếu một nhóm kích thích nào trước đây đã từng khiến cho một

hành động nào được khen thưởng thì một nhóm kích thích mới càng giống kích thích đó bao nhiêu thì càng có khả năng lặp lại bấy nhiêu thì càng có khả năng làm cho hành

động tương tự trước đây lặp lại bấy nhiêu.

Định đề giá trị: kết quả của hành động càng có giá trị cao đối với chủ thể bao nhiêu

thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện lại hành động đó bấy nhiêu.

Định đề duy lý: Cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành

động đó và khả năng đặt được kết quả đó là lớn nhất.

Định đề giá trị suy giảm: càng thường xuyên nhận được một phần thưởng nào đó

báo nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu đối với chủ thể hành động.

Định đề mong đợi: nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì người ta sẽ

hài lòng, còn nếu không được thực hiện thì cá nhân sẽ bực tức, không hài lòng.

Áp dụng lý thuyết hợp lý của George Homans vào phần tích hành vi của người tiêu dùng, lý giải hiện tượng các sản phẩm lưu niệm hiện nay, tuy da dạng, phong phú về mẫu mã, nhưng không được người tiêu dùng cụ thể là khách du lịch lựa chọn. Để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này cần phải phân tích từ cả hai phía người tiêu dùng và người kinh doanh. Thứ nhất từ góc độ người tiêu dùng. Khách du lịch mong muốn các sản phẩm lưu niệm phải hội tụ được các yếu tố cần phải có như giá trị văn hóa mà sản phẩm đó chứa đựng, hình thức và kiểu dáng phải mang đậm nét văn hóa của địa phương, sự tiện dụng và giá cả phải hợp túi tiền. Thứ hai khi phân tích từ góc độ của người kinh doanh, bản chất của việc kinh doanh là phải thu được lợi nhiều lợi nhuận. Đề thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh và có khả năng cạnh tranh với những người kinh doanh khác, thì sản phẩm. Bên cạnh đó sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã mang nét đặc trưng của địa phương và quan trọng phải có giá thành rẻ phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, thì người kinh doanh các sản phẩm lưu niệm buộc cải tiến cách thức sản xuất từ thủ công sang sản xuất bằng công nghiệp, nhập nguyên liệu hoặc thành phẩm nhập từ các nơi sản xuất khác để phù hợp với thị trường. Mặt tích cực của cách thức này sản phẩm tạo ra trong thời gian ngắn, làm các sản phẩm trở nên đa dạng và phong phú, góp phần giảm chi phí sản phẩm đến mức tối đa. Mặt tiêu cực là giảm nét đặc trưng văn hóa và giá trị trong

sản phẩm của địa phương. Bên cạnh đó các nhà kinh doanh vẫn chưa có các chiến lược quảng bá và tiếp thị sản phầm lưu niệm của mình một cách rộng rãi và có bài bản. Ngoài ra việc các thành phẩm làm từ các nơi khác có chất lượng không cao do giá thành rẻ, nằm lẫn trong các sản phẩm lưu niệm cũng làm ảnh hưởng đến thương hiệu của các làng nghề truyền thống tại địa phương. Điều này khiến cho người tiêu dùng khó có thể lựa chọn và xác định các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương.

CHƯƠNG 2

Dựa vào thông tin đã có từ các tài liệu thu thập được, trong chương này sẽ tiến hành giải thích các câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đã đưa ra.

1. Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w