Sản phẩm lưu niệ mở Việt Nam đang có những nhước điểm gì cần phải khắc phục?

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay (Trang 34)

6. Chiến lược, tiếp thị và quảng cáo trong kinh

1.3Sản phẩm lưu niệ mở Việt Nam đang có những nhước điểm gì cần phải khắc phục?

khắc phục?

Sản phẩm lưu niệm ở Việt Nam hiện nay nhìn chung chưa phát huy được hết thế mạnh của nó, chưa khai thác triệt để và phát triển tương xứng với nhu cầu và số lượng khách du lịch đến các địa phương hàng năm. Đề tài “Tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tại một số tuyến điểm du lịch ở Hải Phòng” của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy khảo sát cho thấy là chất lượng sản phẩm mới chỉ phù hợp với khách trong nước còn nhiều khách nước ngoài vẫn chưa hài lòng với chất lượng sản phẩm với 20,2% không phù hợp. Về giá cả, nhìn chung với mức giá ở Hài Phòng làm cho khách hài lòng tuy nhiên vẫn còn một lượng nhỏ chưa hài lòng với mức giá và còn nhiều nơi không niêm yết giá cả để có thể nâng giá tùy theo đối tượng khách hàng. Ngoài ra các sản phẩm của Hải

Phòng không tạo được nét độc đáo riêng và chất lượng còn thua kém rất nhiều với 79% đối với khách nước ngoài và 49,7% khách nội địa đánh giá. Các đánh giá cho thấy có tới gần 70% khách nội địa và trên 70% khách nước ngoài chưa hài lòng với các sản phẩm lưu niệm nơi đây trên tất các các mặt trong đó chủ yếu là về chất lượng và nét rêng biệt của sản phẩm là chưa cao. Các sản phẩm hiện nay của thành phố thì mẫu mã kiểu dáng củ không có sự đồi mới và không mang đặt trưng riêng của vùng (có tới 90% sản phẩm lưu niệm được nhập từ các địa phương khác và Trung Quốc).

Kết quả khảo sát trong Đề tài “Đồ lưu niệm đối với sự phát triển du lịch tại Đà Lạt” của Nguyễn Thị Cúc cũng có cũng dề cập đến mức độ hài lòng của du khách về đồ lưu niệm ở Đà Lạt như sau:

Mức độ Khách Việt Nam Khách nước ngoài

Hoàn toàn hài lòng 3,8% 7,2%

Hài lòng 31,1% 36,7%

Hầu như không hài lòng 49,3% 42,5%

Không hài lòng 15,8% 13,6%

Ta thấy cùng chung thực trạng với kết quả khảo sát của đề tài ở Hải Phòng, ở Đà Lạt có trên 50% du khách Việt Nam và gần 50% du khách nước ngoài tỏ thái độ khôg hài lòng về đồ lưu niệm tại nơi này mặc dù so sánh với những địa danh du lịch khác như Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Vũng Tàu thì việc mua bán đồ lưu niệm ở Đà Lạt khá thoải mái và dễ chiệu hơn nhiều, đó là chưa kể đến lợi thế về sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt. Điều này cho thấy vấn đề giá cả, chất lượng sản phẩm thì thái độ phục vụ cũng như chiến lược quảng bá sản phẩm ở Đà Lạt và những khu du lịch khác vẫn còn những khiếm khuyết và phải được quan tâm đến nhiều hơn.

2. Kết luận

Qua thực tế kinh doanh sản phẩm lưu niệm ở Việt Nam mà đề tài đã khái quát, ta thấy mấu chốt của việc đề ra hướng phát triển sản phẩm du lịch hợp lý để kinh doanh có hiệu quả là luôn phải bám sát những yếu tố khách quan tác động đến sự lửa chọn

Giá cả mặt hàng lưu niệm trong các khu du lịch ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất, vì vậy cơ quan quản lý cần phải cải thiện cơ chế quản lý thị trường để thống nhất các mức giá cho từng loại sản phẩm, chống tình trạng chặt chém, năng giá tùy tiện. Ngoài ra cơ quan quản lý còn phải giám sát các nguồn cung nguyên liệu của các cơ sở sản xuất để đảm bảo tính hợp pháp, chất lượng của sản phẩm và niềm tin nơi khách hàng, đồng thời cũng là bảo toàn giá trị văn hóa địa phương trong mỗi món đồ lưu niệm.

Một số mặt hàng hiện nay tuy mang đậm tính truyền tống nhưng có phần đơn điệu. Vì thế mà các người thợ cũng cần phải linh hoạt, phát triển sản phẩm dựa trên những cái cốt lõi của văn hóa địa phương, cải tiến quy trình chế tác mà không làm méo mó sản phẩm, từ đó dần hạn chế tính bảo thủ, đổi mới tư duy kinh doanh. Cung cách người bán hàng cũng cần có sự thay đổi, không nói thách tùy tiện, mềm mại trong cách ứng xử, tư vấn cho khách hàng lựa chọn món đồ theo ý muốn của họ để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Lãnh đạo cơ quan du lịch ở các địa phương phải có chiến lước quảng bá sản phẩm lưu niệm hiệu quả song song với việc giới thiệu khu du lịch ở địa phương mình để du khách chủ động, biết đến các sản phẩm đó từ trước.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay (Trang 34)