6. Chiến lược, tiếp thị và quảng cáo trong kinh
1.1.2 Người tiêu dùng
Theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng được định nghĩa như sau: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân gia đình, tổ chức.
1.1.3 Nhu cầu
Theo định nghĩa của từ điển xã hội học Oxford nhu cầu là cái gì đó được cho là cần thiết, đặc biệt khi nó được coi là thiết yếu cho sự sinh tồn của con người, một tổ chức hay bất kỳ thứ gì khác
Theo tài liệu do tác giả Ngô Minh Duy biên soạn, nhu cầu được định nghĩa là những đòi hỏi bức thiết cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Trong tâm lý học nhu cầu được chia thành hai loại đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần.
Nhu cầu về vật chất: là nhu cầu có sự liên quan mật thiết đến hoạt động cơ thể liên quan về mặt sinh lý, thường là nhu cầu cấp thấp. Chẳng hạn như nhu cầu về tình dục, ăn uống thuộc vè nhu cầu bẩm sinh của con người. Bên cạnh đó các nhu cầu vật chất thông thường của con người là nhu cầu về thực phẩm, phương tiện sinh sống…
Nhu cầu tinh thần được nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu vật chất và được nhu cầu vật chất nuôi dưỡng. Nhu cầu tinh thần cũng vô cùng đa dạng: Nhu cầu học tập, nhu cầu làm khoa học nghệ thuật, chính trị, nhu cầu công bằng xã hội, nhu cầu vui chơi, giải trí…
Theo nhà tâm lí học Abraham Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Tháp nhu cầu của Maslow có năm tầng bao gồm: nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu được thể hiện mình. Theo Maslow để nảy sinh các nhu cầu bậc cao, trước hết phải đáp ứng và thỏa mãn được các nhu cầu bậc thấp.