Thực trạng kinh doanh các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay như thế nào?

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay (Trang 31 - 34)

6. Chiến lược, tiếp thị và quảng cáo trong kinh

1.2 Thực trạng kinh doanh các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay như thế nào?

sao với địa điểm du lịch để đi đến kết luận việc họ mua món đồ này ở đây có ý nghĩa gì không vì chẳng ai muốn mua một món đồ lưu niệm ở Việt Nam mà lại có xuất xứ từ Trung Quốc cả.

Hình thức của sản phẩm: Sản phẩm được bán ra tuy có những tiêu chuẩn về giá trị văn hóa truyền thống, phải mang tính đặc thù và hình thức không được quá xa lạ nhưng vẫn phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, có tính nghệ thuật. Điều này có liên quan mật thiết đến hai yếu tố còn lại là thái độ người bán hàng và chiến lược, tiếp thị quảng cáo trong kinh doanh. Nhiệm vụ của người bán hàng ngoài việc phải có thái độ mềm mỏng, thân thiện với khách hàng thì cung cách còn phải mang dáng dấp truyền thống địa phương hay mang tinh thần của nền văn hóa kết tinh trong mỗi sản phẩm, điều đó góp phần làm cho sản phẩm có hình thức mới lạ dễ đi vào lòng người hơn. Như trong bài của nhóm nghiên cứu Phan Thanh Diệp khi kinh doanh các sản phẩm lưu niệm Origami có nói đến: “Khi đến cửa hàng, khách hàng sẽ bắt gặp phong cách phục vụ mang đậm văn hóa Nhật của nhân viên bán hàng. Nhân viên sẽ mở cửa cho khách mỗi khi có khách đến. Hướng dẫn cho khách các sản phẩm, ý nghĩa của nó cũng như hướng dẫn cho khách chọn mua sản phẩm mẫu mã nào thích hợp…”

1.2 Thực trạng kinh doanh các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay như thếnào? nào?

Thực trạng kinh doanh các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay xét về tổng thể là tương đối ổn đinh, nhưng tùy việc ở địa phương nào mà ở nơi đó có những thuận lợi và khó khăn riêng cần phải được giải quyết. Ví dụ như ở Đà Lạt, là địa phương có nhiều thế mạnh về các sản phẩm truyền thống, có những thợ thủ công giàu kinh nghiệm và sản phẩm đa dạng, chất lượng cao. Nhưng khi qua khảo sát bảng hỏi với 500 du khách ngẫu nhiên ta vẫn thấy có những vấn đề còn cần phải lưu ý.

Mức độ Khách Việt Nam Khách nước ngoài

Rất phù hợp 3,4% 6,3%

Phù hợp 34,6% 55,7%

Bình thường 47% 30,1%

Chưa phù hợp 15% 7,9%

Như với câu hỏi “Bạn đã thấy đồ lưu niệm Đà Lạt phù hợp về chất lượng chưa?” ( số liệu từ đề tài của Nguyễn Thị Cúc). Thì ta thấy rằng tỉ lệ hài lòng của du khách nước ngoài cao hơn du khách trong nước, điều này có thể lý giải do sự khác biệt về văn hóa nên đồ lưu niệm thu hút khách nước ngoài nhiều hơn, trong khi người Việt do đã quen thuộc với nhiều loại mặt hàng nên khó tính hơn. Tỉ lệ đánh giá mức độ “bình thường” và “chưa phù hợp tương đối cao (47% người Việt và 30,1% người nước ngoài đánh giá “bình thường”, “chưa phù hợp” lần lượt là 15% và 7,9 %) cho thấy chất lượng đồ lưu niệm Đà Lạt có thể còn vấn đề về chất lượng, mẫu mã hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Về vấn đề giá cả, khi được hỏi “Giá của đồ lưu niệm ở Đà Lạt như thế nào?” ta có được kết quả sau ( số liệu từ đề tài của Nguyễn Thị Cúc):

Mức độ Khách Việt Nam Khách nước ngoài

Rất phù hợp 6,7% 10,2%

Phù hợp 40% 36%

Bình thường 38% 46%

Ta thấy ở đây có sự tương đồng về mức độ hài lòng giữa chất lượng và giá cả sản phẩm. Dù giá một số loại hàng lưu niệm được bán tại làng nghề có giá khá rẻ như trường hợp ở làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp, nơi mà giá bán một tấm thổ cẩm 1x2m là 60 nghìn đồng dù chi phí nguyên liệu đã là 45 nghìn đồng và chưa tính đến 4 công thợ. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy là không phải du khách nào đến Đà Lạt cũng có thể xuống đến các làng nghề để mua sản phẩm. Các sản phẩm trên chủ yếu được du khách mua ở các quầy hàng lưu niệm hoặc qua các gánh hàng rong mà trong rất nhiều trường hợp không được niêm yết giá. Điều này dẫn đến việc các cửa hàng có được lợi nhuận cao qua việc nâng giá bán trong khi các thợ thủ công tại các làng nghề phải bán hoặc giao hàng với mức giá rẻ. Chưa kể việc có sự khác nhau về giá bán cho du khách Việt Nam và du khách nước ngoài, như một du khách Hy Lạp đã chia sẻ: “Tại sao các bạn lại bán giá cho khách Việt Nam khác với khách nước ngoài? Tôi thấy điều đó là không công bằng”. Nhận xét này có thể giải thích cho việc tại sao mức độ đánh giá “bình thường” của du khách nước ngoài chiếm gần 50% và cao hơn hẳn mức đánh giá của du khách trong nước.

Ngoài ra yếu tố kho khăn trong việc tiếp cận các nguồn cung nguyên liệu và các chi phí trung gian cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá cả sản phẩm không thu hút được khách hàng. Như trường hợp ở hai ngành đúc đồng và ngành mộc, vốn là một trong những ngành nghề truyền thống lâu đời của Huế. Chi phí trung gian của nghề mộc và nghề đồng chiếm một khoảng giá trị lớn trong giá thành sản xuất ( nghề đồng chiếm 58,36%, nghề mộc chiếm 40,2%, số liệu từ đề tài của tác giả Trương Đình

Thái) và có xu hướng tăng. Nguyên liệu đúc đồng ngày càng khan hiếm và đồng nhập

khẩu chịu sự biến động theo giá thế giơi nên người bán gặp khó khăn trong việc điều chỉnh giá sản phẩm. Các sản phẩm chạm khắc chất lượng cao của nghề mộc thì cần sử dụng các loại gỗ quý như gỗ Mun, Hương, Gõ… nhưng do quy định hiện nay của nhà nước hạn chế khai thác gỗ nên giá cả mặt hàng luôn tăng. Một số loại gỗ phải nhập mà không rõ nguồn gốc cũng khiến cho một số sản phẩm gặp rắc rối về mặt pháp lý, dẫn

Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh đồ lưu niệm ở Việt Nam vẫn có những điểm sáng, điển hình là Đà Nẵng. Qua các số liệu khảo sát của bài viết cho thấy Đà Nẵng hiện nay đang thực hiện khá tốt việc kinh doanh các sản phẩm lưu niệm mang bản sắc văn hóa địa phương mặc dù ơ đây chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các loại mặt hàng này. “Có đến 60,9% trên tổng 100 khách du lịch được hỏi cho biết họ hài lòng với sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tại Đà Nẵng; chỉ 4,4% cảm thấy rất hài lòng; 30,4% cảm thấy bình thường, và 4,3% cảm thấy thất vọng.” Và dù vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nhưng sản phẩm lưu niệm ở đây cũng có những thành công nhất định và bước đầu xây dựng thương hiệu. “Chủng loại sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch được du khách quan tâm và cảm nhận hài lòng chủ yếu là các mặt hàng mang đặc thù riêng, có nguồn gốc địa phương và dấu ấn du lịch của thành phố, ví dụ như sản phẩm lưu niệm từ đá Non Nước là sản phẩm lưu niệm đặc trưng chiếm được nhiều cảm tình của du khách, và tạo được một thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch Đà Nẵng”. Các loại mặt hàng lưu niệm được quan tâm chủ yếu bởi các du khách nước ngoài vì tính bền vững lâu dài của nó trong khi du khách trong nước ưa chuộng những mặt hàng quà tặng như trái cây, các món ăn đặc sản hơn.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w