Kiến nghị thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 71 - 76)

Để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh chóng và thuận lợi thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan như trên chưa chưa đủ mà còn cần phải có cơ chế đảm bảo cho các quy định đó được thực hiện đầy đủ trên thực tế.

Một là: cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Do việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một việc hết sức cần thiết, là đòi hỏi khách quan và là một trong những giải pháp tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cho nên, phổ biến chủ trương cổ phần hóa cũng như các quy định của pháp luật là một nội dung quan trọng để giúp người dân, nhà đầu tư và khách hàng của doanh nghiệp được cổ phần hóa có thể hiểu được tính cần thiết, mục tiêu, hiệu quả và lợi ích mà cổ phần hóa mang lại cho họ, cho chính doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Không những vậy, công tác tuyên truyền pháp luật ở đây còn giúp cho bản thân ban lãnh đạo và người lao động của doanh nghiệp được cổ phần hóa hiểu rõ chủ trương chính sách của Nhà nước và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật hơn.

Cần đăng tải thường xuyên các thông tin về chủ trương của Nhà nước, về các quy định pháp luật điều chỉnh quá trình quá trình cổ phần hóa DNNN hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, các Website của các Bộ, ban ngành... để người lao động, khách hàng, các nhà đầu tư hiểu và ủng hộ chủ trương cổ phần hóa, tránh tâm lí hoang mang, lo sợ, rút tiền ồ ạt dẫn đến

làm việc không ổn định của chính người lao động trong doanh nghiệp ... Thực hiện tốt công tác tuyên truyền như vậy sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho tiến trình cổ phần hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hai là, thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người

lao động trong doanh nghiệp CPH một cách thực sự như: được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của Luật #ầu tư như đối với doanh nghiệp mới thành lập, được miễn nộp lệ phí trước bạ đối với việc chuyển nhượng tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nước thành sở hữu của công ty cổ phần, được tiếp tục kinh doanh nhưng ngành nghề đã đăng ký trước khi CPH, được tiếp tục vay vốn doanh nghiệp ngoại thương để phát triển và mở rộng sản xuất. Đối với người lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần được tiếp tục tham gia và những hướng quyền lợi bảo hiểm, được hưởng chế độ hưu trí tại thời điểm CPH và được giải quyết quyền lợi theo chế độ của pháp luật hiện hành.

Ba là, bổ sung chế độ đối với trường hợp các DNNN có cung cấp sản

phẩm cho hoạt động công ích của Nhà nước, sau khi chuyển sang công ty cổ phần mà đơn vị vẫn phải cung cấp các sản phẩm cho hoạt động công ích, thì Nhà nước phải hỗ trợ toàn bộ về giá những sản phẩm này theo đúng với giá bán bình quân của sản phẩm trên thị trường, để đảm bảo việc thu hồi vốn và thực hiện tái sản xuất của công ty cổ phần.

Bốn là, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và người mua cổ phiếu trong

việc định giá doanh nghiệp trong điều kiện giá cả thị trường có sự biến động như hiện nay, nếu việc định giá không chính xác sẽ khó khuyến khích cho các nhà đầu tư cổ phiếu cũng bất lợi cho Nhà nước. Để giải quyết vấn đề này thì các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng có liên quan trực tiếp đến vấn đề CPH DNNN phải học tập kinh nghiệm của các nước đã thực hiện CPH thành công trong khu vực và trên thế giới, để từ đó vận dụng có chọn lọc vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Việc đánh

giá doanh nghiệp ngoài việc phải kiểm kê đánh giá tài sản theo số lượng, chất lượng, theo giá ghi trên sổ và giá thị trường tại thời điểm CPH thì vấn đề quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư là định giá những tài sản vô hình như: quyền sử dụng đất, lợi thế thương mại, độc quyền sản xuất uy tín doanh nghiệp, quan hệ bạn hàng… Đó là những tài sản rất khó xác định chính xác giá bán của nó. Tuy nhiên, để khuyến khích các nhà đầu tư và giảm bớt thiệt hại cho Nhà nước cũng như doanh nghiệp phải xuất phát từ lợi ích của hai đối tượng chính, đó là Nhà nước và người lao động đang làm việc trong các DNNN tại thời điểm CPH, có như vây mới tạo ra được nguồn thu hợp lý cho Nhà nước và đảm bảo được quyền lợi cho người mua cổ phần.

Năm là, kiện toàn Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp ở các cÊp để có đủ năng lực thẩm quyền năng lực thực hiện tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc sắp xếp CPH và đổi mới DNNN.

Bên cạnh đó, cần gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chăm lo đào tạo đội ngũ quản trị giỏi đáp ứng tốt yêu cầu quản lý công ty theo chế độ hiện đại

Sáu là, tiếp tục đổi mới phát triển CPH đồng bộ với thị trường chứng

KẾT LUẬN

Việc thi hành pháp luật Cổ phần hoá DNNN thuộc VNPT là một bộ phận của chương trình sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN với mục tiêu là thay đổi cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước, góp phần huy động nguồn vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế. Cổ phần hoá DNNN tạo điều kiện thay đổi phương thức quản lý, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua nghiên cứu cổ phần hoá giúp chúng ta thấy được, cổ phần hoá không đơn thuần là sự kế thừa, là sự hưởng ứng xu hướng tự do hoá trên thế giới mà là một chiến lược lâu dài, đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành.

Để thực hiện thành công cổ phần hoá DNNN thuộc VNPT đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn vai trò điều tiết và mức độ can thiệp của nhà nước trong những thời điểm khác nhau đối với nền kinh tế thị trường. Một trong những vấn đề quan trọng là phải tạo lập được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ đảm bảo sự hoạt động bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, các chế độ, chính sách phù hợp, giải quyết thoả đáng vấn đề kinh tế - xã hội đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá, nhất là các chính sách đối với người lao động trong các công ty cổ phần. Tất cả những vấn đề trên đều khẳng định sự cần thiết, khách quan phải cổ phần hoá DNNN thuộc VNPT.

Với mong muốn đóng góp nhỏ vào việc nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện đề tài: "Thi hành pháp luật Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam". Trong quá trình nghiên

cứu, tác giả đã đi sâu phân tích đề tài từ góc độ lý luận và thực tiễn về cổ phần hoá DNNN nói chung và DNNN thuộc VNPT nói riêng dưới góc độ pháp lý, qua đó phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn áp dụng cổ phần hoá DNNN thuộc VNPT cũng như trên thế giới, nhằm đưa ra các yếu tố thuận lợi, khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện cổ phần hoá. Cuối cùng luận văn đưa ra các kiến nghị hoàn thiện và thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam.

Do hạn chế về thời gian và thông tin nên nội dung của luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, có những vấn đề chưa đề cập hết được. Mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và đóng góp của anh chị đồng nghiệp. Tôi xin chân thành biết ơn các thầy, cô giáo trong khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là thầy giáo Tiến sỹ Ngô Huy Cương đã chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện để bản luận văn được hoàn thành.

Hà Nội, ngày tháng năm 2009

Học viên

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 71 - 76)