Những kết quả thực hiện các chính sách, pháp luật trong việc thực hiện cổ phần hóa DNNN tại VNPT

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 47)

hiện cổ phần hóa DNNN tại VNPT

Theo thống kê cho thấy, tình đến hết năm 2008, toàn VNPT có 39 trên tổng số 42 đơn vị thành viên được sắp xếp lại, trong đó có 39 đơn vị được cổ phần hóa, tương đương với 93% tổng số đơn vị sắp xếp lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, số đơn vị thành viên thuộc VNPT được cổ phần hoá chia theo từng thời kỳ và nhóm ngành nghề kinh doanh:

Năm 1998 : 1 đơn vị; Năm 1999 : 1 đơn vị; Năm 2000 : 3 đơn vị; Năm 2001 : 1 đơn vị; Năm 2002 : 2 đơn vị; Năm 2003 : 1 đơn vị; Năm 2004 : 14 đơn vị. Đến hết năm 2008: 39 đơn vị

Và được chia theo cơ cấu ngành nghề: Sản xuất công nghiệp, xây lắp, dịch vụ, tư vấn thiết kế và Thương mại. [3]

Bảng 2.1. Báo cáo số lượng quy mô các doanh nghiệp cổ phần hóa

Về định giá tài sản doanh nghiệp

Để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện cổ phần hóa thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

Sau khi có chính sách thay đổi về thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, Tập đoàn đã chủ động chỉ đạo các đơn vị có chức năng xác định giá trị doanh nghiệp (theo danh mục hướng dẫn của Bộ Tài chính) để thực hiện nhiệm vụ này.

Việc xác định giá trị tài sản của các doanh nghiệp của các đơn vị trong Tập đoàn khi thực hiện cổ phần hóa đã thực hiện tốt, không có sai sót, đảm bảo đánh giá đúng, chính xác giá trị tài sản đưa vào cổ phần hóa.

Về giải quyết chế độ chính sách lao động dôi dư

Do chuẩn bị tốt công tác cổ phần hóa (tuyên truyền phổ biến chính sách nhà nước cho người lao động, xây dựng phương án kinh doanh sau khi cổ phần hóa), số lao động dôi dư sau quá trình cổ phần hóa 39 đơn vị và bộ phận đơn vị chỉ có 136 người nghỉ làm việc theo chế độ tự nguyện. Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động nghỉ việc. Do vậy, người lao động khi tự nguyện nghỉ việc đều phấn khởi, không có khiếu kiện. Số tiền trợ cấp từ tập đoàn cho các lao động tự nguyện nghỉ việc là 393 triệu đồng.

Số người nghỉ việc do sắp xếp lại doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa tại 39 doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ lao động dôi dư được nhận từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư của Bộ Tài chính là 207 người với số tiền là 5.746.606.357 đồng. [ 3 ]

Về phương thức bán cổ phần

Thực hiện các Nghị định và các văn bản hướng dẫn về việc bán cổ phần cho các đối tượng: cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, bán ra ngoài doanh nghiệp, tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện cổ phần hóa trình xin ý kiến Ban chỉ đạo cổ phần hóa (do cán bộ của Bộ BCVT làm trưởng ban). Sau khi được Ban chỉ đạo đồng ý, các đơn vị trên đều thực hiện bán cổ phần đúng đối tượng theo quy định và đúng Phương án đã được phê duyệt.

Bán ưu đãi cho người lao động tại doanh nghiệp với khối lượng và giá trị theo đúng tỷ lệ đã được quy định tại các Nghị định.

Bán ra ngoài doanh nghiệp thông qua các tổ chức tài chính trung gian đã được Bộ Tài chính cho phép thực hiện nhiệm vụ này.

Việc bán cổ phần cho các đối tượng tại các doanh nghiệp cổ phần hóa của VNPT đến nay chưa để ra sai sót

Về xử lý các vấn đề nhà, đất

Khi thực hiện cổ phần hóa, để đảm bảo cho tiến độ thực hiện cổ phần hóa, không gây áp lực lớn về vốn điều lệ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sau chuyển đổi, VNPT không tính giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn vào các doanh nghiệp này. Nhận thức được điều đó, các doanh nghiệp chủ động tiến hành các thủ tục cổ phần hóa theo quy định, việc sử dụng đất đai đa số được chuyển sang hình thức thuê có thời hạn. Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, một số công ty mới tiến hành lập các thủ tục về đất đai (thuê hoặc làm sở hữu). Tính đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp của VNPT chưa phát hiện có sai sót trong việc sử dụng sai mục đích về đất đai.

Bảng 2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong các doanh nghiệp cổ phần hóa

Về huy động vốn

Huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của việc cổ phần hóa DNNN. Tập đoàn đã đầu tư 435 tỷ trong 39 đơn vị đã có quyết định chuyển thể doanh nghiệp, giữ 39,5% vốn điều lệ. Trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hóa có 6 đơn vị (SACOM, VTC, PTIC, POSTEF, HACISCO, TST) đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.

Về phương thức quản lý:

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 47)