.Những thành tựu và những hạn chế trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 40)

hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay.

Những thành tựu của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Những năm qua, Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ và phù hợp cho sắp xếp CPH đổi mới và phát triển DNNN. Đề ra nhiệm vụ giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ và chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách kiên quyết đạt kết quả rất tích cực. DNNN đã được cơ cấu lại một bước quan trọng, giảm mạnh doanh nghiệp quy mô nhỏ, thua lỗ [ ]. Tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ công ích. Những doanh nghiệp quy mô lớn mà trước mắt Nhà nước cần nắm giữ đã được kiện toàn về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, tập trung vào đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh quản trị doanh nghiệp và quản lý Nhà nước đối với DNNN được đổi mới một bước phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cho biết: tính đến hết tháng 8/2006 cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp,

trong đó CPH được 3.060 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001 đến nay, đã sắp xếp được 3.830 DNNN bằng gần 68% DNNN đầu năm 2001 [ 2 ]. Sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng DNNN giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối các ngành, lĩnh vực then chốt. Khu vực DNNN vẫn đóng góp gần 40% GDP và 50% tổng thu ngân sách nhà nước.

Cùng với việc sắp xếp CPH DNNN, từ năm 2001 đến nay trên địa bàn cả nước đa tiến hành giải thể 5 Tổng công ty không giữ được vai trò chi phối, đồng thời hỗ trợ các công ty thành viên sáp nhập, hợp nhất 7 Tổng công ty. Tổ chức lại Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát thành 2 Tổng công ty; thành lập thêm 17 Tổng công ty nhà nước, tổ chức lại 7 Tổng công ty thành tập đoàn, đưa 1 Tổng công ty 90 vào cơ cấu của tập đoàn. Như vậy, đến hết tháng 9/2006, cả nước đã có 105 tập đoàn và Tổng công ty, cụ thể gồm: 7 tập đoàn, 13 Tổng ông ty 91; 83 Tổng công ty thuộc các Bộ, ngành, địa phương và 2 Tổng công ty thuộc tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam [ 2 ]. Về cơ bản, những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các DNNN quy mô nhỏ như: Quảng Ninh, nay đã tính đến chuyện giải thể Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh; Hải Phòng cũng vậy, việc sắp xếp cũng hoàn thành cơ bản. Hiện nay chỉ còn có 12 DNNN thuộc thành phố này, trong đó có tới 7 doanh nghiệp là các công ty thuỷ nông, thực tế chỉ còn 5 DNNN.

Bước đầu chúng ta đã khởi động việc CPH một số công ty lớn như: Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) (Tháng 11/2006 lần đầu tiên Vinaconex bán cổ phần ra bên ngoài với số lượng là: 42.993.650 cổ phần phổ thông, chiếm 28,67% vốn điều lệ qua hình thức đấu giá tại sàn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh); hay Vietcombank, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm cũng hoàn tất công tác CPH Bảo Việt trong năm 2006 (Cuối năm 2006 thành lập công ty mẹ là Tập đoàn Bảo Việt; năm 2007 sẽ

thành lập công ty Bảo hiểm y tế công cộng Bảo Việt và Trung tâm thẻ Bảo Việt; sang năm 2008, dự kiến phát triển công ty khách sạn – du lịch Bảo Việt, công ty kinh doanh bất động sản Bảo Việt. Bảo Việt cho biết sẽ cố gắng đưa cổ phiếu Bảo Việt lên niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2008).

Ngoài ra, trong năm 2006 còn tiến hành CPH các công ty sau: công ty di động (VMS), chuyển công ty thương mại dầu khí thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...

Tiến trình CPH các DNNN được cải thiện từng bước và ngày càng được đẩy nhanh tiến độ, nhất là hiện nay nước ta đang đứng trước nhiều áp lực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, Chính phủ luôn quan tâm đến tiến trình này, nhất là hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả của các DNNN. Hơn nữa, trước đây các doanh nghiệp nhỏ lẻ, phân tán thì nay rất tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình CPH. Được biết, sẽ có khoảng 80 doanh nghiệp được chuyển sang mô hình mẹ - con. Sau đó, các doanh nghiệp con sẽ CPH trước khi CPH công ty mẹ.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nhìn chung các doanh nghiệp sau CPH đều nâng cao được hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với các mức độ khác nhau. Dựa trên báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên 1 năm cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận bình quân tăng 139,76%. Đặc biệt có tới trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động bình quân tăng 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11% [ 2 ] . Có thể đưa ra một vài ví dụ cụ thể sau: công ty cổ phần cơ điện lạnh, năm 1999 công ty này đạt 178 tỷ đồng tăng gần gấp 4 lần so với doanh thu trước

khi thực hiện CPH là 46 tỷ đồng; Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết năm 1999 đạt 86 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với doanh thu trước khi thực hiện CPH là 55 tỷ đồng năm 1998; Công ty cổ phần Việt Phong (VIFOCO) có số vốn tăng 2,4 lần [ 6 , tr. 207].

Tiến trình CPH đã tạo ra một lượng khá lớn công ty cổ phần. Đến thời điểm hiện nay đã có khoảng 1000 công ty cổ phần được hình thành trên nền của các DNNN CPH [ 6 , tr. 207]. Những công ty cổ phần này có tiềm lực lớn hơn các công ty cổ phần được các thành phần kinh tế khác lập ra.

Như vậy, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, tạo sự rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; xoá bỏ cơ chế phân phối bình quân; hình thành phương thức chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, giảm được sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước; tạo cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn; tạo cơ sở pháp lý và vật chất để người lao động xác lập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thịt với doanh nghiệp. CPH cũng đã huy động thêm vốn của xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Nhiều DNNN CPH đã đổi mới được công nghệ, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh.

Từ những thành tựu đã đạt được của CPH, Đảng ta tiếp tục đưa ra phương hướng chỉ đạo là: “Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao

hiệu quả của DNNN, trọng tâm là CPH”.

Những hạn chế của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Sau hơn 15 năm thực hiện, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vì nhiều lý do khác nhau, CPH chưa mang lại kết quả như mong muốn. So với

ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối còn nhiều, tỷ lệ vốn Nhà nước trong các công ty cổ phần còn lớn, quy mô DNNN chưa lớn, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của DNNN nói chung, Tổng công ty nhà nước nói riêng chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó, một số quy định về sắp xếp, CPH DNNN chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, vướng mắc trong quá trình thực hiện còn chậm được tháo gỡ, cụ thể như sau:

Tốc độ CPH còn chậm, chưa đảm bảo được chỉ tiêu đề ra. Chẳng hạn, trong 3 năm (2000-2002) cả nước chỉ CPH được 523/1065 doanh nghiệp theo dự kiến, đạt 50% kế hoạch [9]. Tính đến 31/12/2005, cả nước mới CPH được 2.935 DNNN. Số doanh nghiệp được CPH tăng nhiều, nhưng số vốn mới chiếm 12% tổng số vốn trong các DNNN; nếu trừ đi phần vốn Nhà nước còn giữ lại gần 50% trong các doanh nghiệp CPH, thì thực chất tỷ lệ trên chỉ chiếm khoảng 6% [ 2 ]. So với mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX thì còn chậm, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Xét về cơ cấu các doanh nghiệp được CPH, việc CPH chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lĩnh vực. Các doanh nghiệp được CPH chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại và xây dựng, số lượng doanh nghiệp được CPH trong các lĩnh vực khác rất ít. Do số lượng doanh nghiệp được CPH không cao, hơn nữa đó chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ: trên 90% công ty cổ phần có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng – trong đó khoảng trên 75% có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng. Mặt khác, Nhà nước vẫn còn giữ lại một tỷ lệ đáng kể cổ phần của mình trong các công ty cổ phần, nên CPH nhìn chung chưa có tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Về cơ bản, chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ được CPH.

Một số doanh nghiệp CPH mới chỉ tập trung vào tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để tăng lợi nhuận, chia cổ tức, trong khi chưa chú trọng đến những vấn đề có ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của doanh nghiệp như: thực hiện đổi mới công nghệ, đầu tư vốn xã hội vào sản xuất kinh doanh... Chính vì vậy, vẫn còn một số DNNN CPH làm ăn kém hiệu quả, thậm chí còn thua lỗ.

Việc thực hiện chính sách đối với người lao động có những bất cập. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để giải quyết chính sách cho người lao động, không lo được việc làm cho họ. Trong khi đó, ở một số đơn vị làm ăn có hiệu quả, có phúc lợi để giải quyết chính sách trợ cấp cho người mất việc do sắp xếp thì người lao động lại không muốn nghỉ theo chế độ. Vì thế, tỷ lệ người lao động được giải quyết theo chế độ sau khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần vẫn còn rất thấp so với số lượng cần giải quyết.

Công tác tuyên truyền vận động vẫn còn bị xem nhẹ nên chưa tạo ra được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của xã hội đối với chủ trương CPH. Nhận thức về vai trò của CPH còn lệch lạc, phiến diện, đặc biệt là các lãnh đạo trong DNNN cần được CPH. Mặt khác, do bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, nhiều doanh nghiệp không muốn công khai bán cổ phần ra bên ngoài. Vì vậy, số cổ phần bán ra bên ngoài không đáng kể nên thực chất vẫn là CPH khép kín, chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược, chưa thay đổi cơ bản được phương thức quản trị doanh nghiệp. CPH vì thế vẫn chủ yếu nặng về giải quyết chính sách, xử lý tài chính doanh nghiệp, xử lý lao động, chưa phải là mở cửa doanh nghiệp.

Như vậy, với tính chất là một hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN chủ yếu, việc CPH chậm đã ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sắp xếp lại DNNN ở nước ta.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)