5. Bức xạ ion hoá từ các nguồn khác
5.2.2 Bức xạ ion hoá từ các hạt nhân phóng xạ nhân tạo
Các hạt nhân phóng xạ nhân tạo có thể được tạo ra một cách nhân tạo bởi một số quá trình sau:
ã Sự phân hạch
ã Sự kích hoạt Nơtron
ã Sự bắn phá Ion .
Khi sử dụng các kỹ thuật này, một dải rộng các hạt nhân phóng xạ có thể được tạo ra mà chúng hoặc là không phổ biến hoặc là không tìm thấy trong tự nhiên. Các đồng vị này được sử dụng rộng rãi trong các công việc bức xạ của công nghiệp và y tế. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tạo ra các hạt nhân phóng xạ không mong muốn như các sản phẩm kích hoạt trong cấu trúc của lò phản ứng hạt nhân.
5.2.2.1 Sự phân hạch
Sự phân hạch là quá trình xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân và cần phải chia một hạt nhân nặng thành hạt nhân nhỏ hơn. Các sản phẩm phân hạch tạo ra thường có tính phóng xạ. Iodine-131 là một sản phẩm phân hạch mà nó có thể được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Một sản phẩm phân hạch khác, molybdenum-99, được sử dụng để chế tạo các nguồn phát mà tạo ra đồng vị phóng xạ technitium-99m dùng trong y tế. Các sản phẩm phân hạch được chỉ ra trên sơ đồ của các hạt nhân bằng một hình tam giác nhỏ màu đen ở góc bên phải của ô hạt nhân.
Sự phân hạch cũng là một quá trình mà nó xảy ra trong các quả bom nguyên tử. Nếu các sản phẩm phân hạch bị thoát ra môi trường như là một kết quả của vụ thử vũ khí nguyên tử hoặc do sự cố của một nhà máy điện hạt nhân chúng có thể rất nguy hiểm. Các đồng vị quan trọng nhất được thoát ra bằng cách này là các hạt nhân iodine phóng xạ và caesium-137.
5.2.2.2 Kích hoạt nơtron.
Kích hoạt nơtron bao gồm sự hấp thụ một nơtron từ một nguồn nơtron để
tạo ra một hạt nhân nặng hơn. Nguồn nơtron phổ biến nhất là lò phản ứng hạt nhân trong đó các nơtron được phát ra như là một phần của phản ứng phân hạch. Quá trình này có thể được sử dụng để tạo ra cobalt-60 bằng cách kích hoạt các nguyên tử của hạt nhân bền cobalt-59. Sẽ trở thành vấn đề khi các vật liệu thép có chứa sắt, cobalt, kẽm, và crom chất xây dựng lò phản ứng. Các vật liệu này sẽ trở thành phóng xạ khi hấp thụ các nơtron và vì thế trở thành một nguồn bức xạ thứ cấp.
5.2.2.3 Sự bắn phá ion.
Sự bắn phá ion bao gồm các hạt tích điện có năng lượng cao đập vào một
vật liệu bia thích hợp. Các hạt này bị hấp thụ vào trong bia và nó trở thành phóng xạ. Nguồn của các chùm ion bao gồm cyclotrons và máy gia tốc tuyến tính. Các đồng vị phát positron như fluorine-18 và ôygen-15 có thể được tạo ra bằng cách này để sử dụng trong y tế.