Bức xạ ion hoá từ các nguồn nhân tạo

Một phần của tài liệu Bức xạ Ion hoá (Trang 56 - 57)

5. Bức xạ ion hoá từ các nguồn khác

5.2 Bức xạ ion hoá từ các nguồn nhân tạo

Cũng như bức xạ tự nhiên, chúng ta cũng bị chiếu xạ bởi bức xạ ion hoá từ các nguồn nhân tạo. Các nguồn như vậy bao gồm các máy phát tia-X, các hạt nhân phóng xạ nhân tạo và các nguồn notron.

5.2.1 Từ các máy phát tia-X.

Các tia-X có thể được tạo ra như là kết quả của một vài kiểu phân rã nhưng thông thường chúng được tạo ra một cách nhân tạo trong các máy phát tia- X . Các máy phát tia-X phụ thuộc vào một quá trình được gọi là quá trình bremsstrahlung hay còn gọi là bức xạ hãm. Bức xạ hãm tia-X được tạo ra khi các hạt tích điện có tốc độ cao, (thường là các điện tử) bị làm chậm rất nhanh bởi sự va đập vào một bia có số nguyên tử cao. Quá trình này xảy ra trong ống phát tia-X và các phần tử cơ bản của một ống tia-X hiện đại được chỉ ra trong hình 8.

Hình 8

ống tia-X điển hình

Trong ống tia-X được chỉ ra ở trên, các điện tử được tạo ra bởi sự đốt nóng một dây kim loại. Các điện tử được gia tốc hướng tới bia bằng một điện trường lớn được tạo ra bởi một cao thế áp giữa anot và catot. ống hội tụ tập trung các điện tử lên trên bia mà nó thường được chế tạo từ kim loại như Vonfram. Các điện tử bị làm chậm nhanh chóng (tức là chúng hãm nhanh) và tạo ra một dải rộng các tia-X. Trong một vài trường hợp, các điện tử có năng lượng rất cao có thể phát các điện tử từ các lớp vỏ bên trong của các nguyên tử bia. Khi điều này xảy ra, các tia-X có các năng lượng gián đoạn mà chúng là tia đặc trưng của chất làm bia, sẽ được phát ra. Các phát xạ như vậy được gọi là các tia-X đặc trưng.

Các máy phát tia-X đã được sử dụng rộng rãi, cả trong công nghiệp và trong

y tế và sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong phần 4 của học trình này.

Một phần của tài liệu Bức xạ Ion hoá (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)