PHƯƠNG PHÁP NHIỄU XẠ TI AX (XRD)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0 8la0 2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa (Trang 28 - 29)

Nguyên tắc:

Khi chiếu một chùm electron có năng lượng lớn vào bề mặt của đối âm cực (anot), các electron ở bề mặt của đối âm cực bị bức ra và làm xuất hiện lỗ trống. Các electron ở mức năng lượng cao hơn nhảy về mức

năng lượng thấp hơn để lấp đầy chổ trống và đồng thời làm phát ra năng lượng thừa và năng lượng đó được gọi là tia X.

Định luật Bragg

Giả sử có một chùm tia X đơn sắc

đến gặp tinh thể và phản xạ trên các mặt phẳng mạng.

Để có sự giao thoa của sóng phản xạ, các sóng này phải cùng pha, nghĩa là hiệu quang trình của chúng phải bằng một số nguyên lần bước sóng.

Hiệu quang trình: ∆ = 2dsinθ (1)

Đối với nhiều góc tới θgiá trị ∆không phải bằng một số nguyên lần bước sóng λ nên các tia X phản xạ có giao thoa giảm.

Khi ∆ = nλthì các sóng phản xạ sẽ cùng pha và ta có sự giao thoa tăng. Như vậy ta sẽ thu được cường độ sóng phản xạ tăng mạnh khi góc tới θthoả mãn điều kiện:

2dsinθ = nλ (2) Đây chính là nội dung của định luật Bragg.

Ứng dụng của định luật Bragg là để xác định khoảng cách mạng d khi đã biết λ và góc tới θtương ứng với vạch thu được.

Ta có thể tính kích thước trung bình của mẫu theo công thức Scherrer như sau:

Φ =EE AA A βcosθA (3) U

Trong đóU: Φ: kích thước tinh thể

λ: bước sóng của bức xạ tia X (CuKα=0.154 nm) k: hệ số (0.89)

SVTH: Nguyễn Xuân Lập Trang 27

β: độ rộng ở ½ chiều cao của peak sau khi trừ đi độ rộng do thiết bị. Ứng dụng:

Phương pháp XRD được dùng để xác định cấu trúc, thành phần pha dựa trên số lượng, vị trí và cường độ các pick trên phổ nhiễu xạ tia X để suy đoán kiểu mạng từ đó xác định bản chất của vật thể.

Trong đề tài này, phổ XRD được tiến hành đo trên máy D8-ADVANCE tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, TP. HCM.

11B

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0 8la0 2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa (Trang 28 - 29)