Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 37 - 42)

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh. Năm học 2015-2016 Phó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tạo nhiều cơ hội cho trẻ được giao lưu với các cô và bạn trong nhà trường thông qua các ngày lễ, hội.

4. Những nội dung chưa rõ:

Bảng khảo sát: ” Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc” và bảng khảo sát: ” Trẻ thân thiện chia sẻ, hợp tác với bạn bè” nên gom lại chung 1 biểu tổng hợp thành 1 minh chứng sử dụng cho 2 chỉ số vì nội dung đánh giá giống nhau”.

5. Đánh giá tiêu chí : Đạt.

Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi.

a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân;

b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi;

c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn.

1. Điểm mạnh

Thống nhất với điểm mạnh: 100 % trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân thông qua nội quy cụ thể rõ ràng, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi; 100% trẻ có hiểu biết về an toàn giao thông qua các tiết dạy, các cuộc thi an toàn giao thông do trường và ngành tổ chức; trẻ có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi như: Ra đường phải có người lớn đi cùng và đi vào lề đường bên phải, khi tham gia giao thông ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn trên xe.

2. Điểm yếu

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng Phát huy những điểm mạnh đã đạt được và duy trì các hành vi, thói quen vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ, tiếp tục tham gia các hội thi tìm hiểu về an toàn và luật lệ giao thông các cấp trong những năm tiếp theo.

4. Những nội dung chưa rõ:

Cần kiểm tra lại bảng khảo sát ở chỉ số a” trẻ có ý thức giữ gìn nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân” phần nhận xét cần chỉnh lại là có bao nhiêu% trẻ có ý thức tốt, có bao nhiêu % trẻ thực hiện vệ sinh chưa tốt, đánh giá ” trẻ hứng thú, chưa hứng thú” là không phù hợp

5. Đánh giá tiêu chí : Đạt

Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên.

a) Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt ít nhất 80% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 90% đối với các vùng khác; tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi khác đạt ít nhất 75% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 85% đối với các vùng khác;

b) Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non; c) Có 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

1. Điểm mạnh

Thống nhất với điểm mạnh: Hàng năm nhà trường có tỷ lệ chuyên cần trẻ 5-6 tuổi đều đạt từ 96,78% trở lên, trẻ 4-5 tuổi, trẻ 3-4 tuổi đều đạt từ 96,18% trở lên. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ”.

2. Điểm yếu

Thống nhất với đánh giá của nhà trường: Không có .

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng: Duy trì và phát huy những điểm mạnh đã đạt được trong những năm tiếp theo”.

4. Những nội dung chưa rõ:

Minh chứng về tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi cần tách riêng, không gộp chung lại với các độ tuổi khác để thể hiện cụ thể cho nội hàm của chỉ số a

5. Đánh giá tiêu chí : Đạt.

Tiêu chí 8: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc.

a) 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;

b) Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đều dưới 10%;

c) Ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ.

1. Điểm mạnh

Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường đã xác định: “ Trường làm tốt công tác phục hồi cho trẻ bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng được giảm qua từng năm: Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân năm học 2010-2011 là 0,97%.... Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi từ 1,29% cuối năm học 2010-2011 giảm xuống còn 1,1% ở cuối năm 2014-2015”.

Chưa thống nhất với điểm mạnh của nhà trường nêu là: ”Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân năm học 2010-2011 là 0,97% đã giảm xuống còn 0 % ở năm 2014-2015” vì trong phần mô tả hiện trạng nhà trường đánh giá trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cuối năm học 2010- 2011 là 0,97% nhưng cuối năm học 2014 – 2015 lại là 1,5%, thực tế không giảm mà là tăng lên từ 0,97 lên 1,5% . qua đánh giá thì tỷ lệ suy dinh dưỡng không quá 10% đáp ứng theo yêu cầu, tuy nhiên không giảm rõ rệt qua 5 năm.

2. Điểm yếu

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Nhà trường đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng: “ Duy trì tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ để phòng chống và phục hồi dinh dưỡng cho trẻ trong năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo”.

Đề xuất : Biểu đồ theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ cần chấm chính xác hơn.

4. Những nội dung chưa rõ:

Hộp mã hóa minh chứng H5-5-08-02 không có trong bảng mã hóa minh chứng, cần điều chỉnh lại thành H5-5-01-01 ở tiêu chí 8, chỉ số b

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.

Đánh giá chung về Tiêu chuẩn 5:

- Điểm mạnh cơ bản của trường:

Trường nhiều năm liền thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc giáo dục nên chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ luôn đạt kết quả tốt. Tỷ lệ trẻ nằm trong kênh bình thường cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm luôn dưới 10%. Trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Đa số trẻ có nề nếp, thói quen, kỹ năng tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, vệ sinh. Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động.

- Điểm yếu cơ bản của trường:

Còn 2,25% trẻ trong các độ tuổi chưa khéo léo trong vận động cơ bản; 2,25% trẻ 3-4 tuổi khi ăn còn nói chuyện làm rơi vãi thức ăn; 2% trẻ trong các độ tuổi khả năng so sánh còn hạn chế, 2,12% trẻ ở các độ tuổi khả năng hiểu biết về hiện tượng xung quanh còn chậm; 3,33% trẻ 5 tuổi chưa có kỹ năng ban đầu về đọc; 2,12% trẻ 4-5 tuổi khả năng xé dán còn hạn chế; 1,48% trẻ nằm trong các độ tuổi còn nhút nhát khi tiếp xúc với những người xung quanh;

- Kiến nghị đối với trường:

Nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cần đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống và các hiện tượng xung quanh trẻ ở mọi lúc

mọi nơi giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, có biện pháp rèn kỹ năng đọc, viết và kỹ năng xé dán trong các hoạt động trên lớp.

Phần III:KẾT LUẬN

1. Kết luận:

- Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các chỉ số đạt và không đạt: + Tổng số các chỉ số đạt: 83/87 đạt tỷ lệ 95,4%

+ Các chỉ số không đạt: 4/87 đạt tỷ lệ 4,6%

- Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt: + Tổng số các tiêu chí đạt: 26/29 đạt tỷ lệ 89,6%

+ Các tiêu chí không đạt : 3/29 đạt tỷ lệ 10,4%

- Cấp độ kiểm định chất lượng giáo dục mà trường đạt được:

Căn cứ vào kết quả đánh giá ngoài, đối chiếu với Điều 22, Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục. Đoàn đánh giá ngoài đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho Trường Mầm non thị trấn Tân Hiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Cấp độ 1.

2. Kiến nghị :

Tham mưu tích cực hơn nữa với các cấp lãnh đạo sớm cấp giấy quyền sử dụng đất của trường; làm thủ tục chuyển đổi “dấu” và tên trường cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ hiện tại theo Điều lệ trường Mầm non.

Nhà trường chỉ đạo cán bộ văn thư cập nhật công văn đi, đến theo đúng mẫu quy định;

Nhà trường khuyến khích y tế học trung cấp y tế để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có kế hoạch cử cấp dưỡng, bảo vệ tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ, hợp đồng thêm 3 cấp dưỡng đủ theo quy định;

Nhà trường cần phát huy những điểm mạnh và có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng phòng bảo vệ để thuận tiện cho khách đến liên hệ công tác;

Hiệu trưởng phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động xã hội hóa giáo dục, chỉ đạo giáo viên các lớp xây dựng góc tuyên truyền với nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh;

Nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cần đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống và các hiện tượng xung quanh trẻ ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, có biện pháp rèn kỹ năng đọc, viết và kỹ năng xé dán trong các hoạt động trên lớp.

Kiên Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2015

TRƯỞNG ĐOÀN

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w