Tiêu chí 6: Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu UMT BCDGN TH VinhHoa1-UMT (Trang 29 - 32)

- Điểm yếu cơ bản của nhà trường:

5.6.Tiêu chí 6: Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.

5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

5.6.Tiêu chí 6: Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.

a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 90% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 95% trở lên đối với các vùng khác;

b) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từ 35% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 50% trở lên đối với các vùng khác;

c) Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.

5.6.1. Điểm mạnh:

Trong 5 năm học gần đây tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học hàng năm tăng lên. Cụ thể như sau: Năm học 2011-2012 đạt 78,2%; Năm 2012- 2013 đạt 98,75%; Năm 2013-2014 đạt 99,1%; Năm 2014-2015 đạt 98,5%; Năm 2015-2016 đạt 99,02%. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2011-2012 đạt 98,3%; Các năm còn lại đạt 100%. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tham gia, giao lưu do cấp huyện tổ chức và đạt một số giải như: Hội thi Vở sạch - Chữ đẹp đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích; Hội thi tìm hiểu Luật giao thông đạt giải khuyến khích, hội thi báo tường phòng chống ma túy đạt giải khuyến khích; hội thi toán tuổi thơ đạt 1 giải khuyến khích, Hội thi chúng em kể chuyện Bác Hồ năm 2015 đạt 1 giải nhất cấp Quốc gia.

5.6.2. Điểm yếu:

Tỉ lệ học sinh năng khiếu ở các khối lớp, các môn chưa đều. Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học năm học 2015-2016 chiếm 0,98%. Nguyên nhân do một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học của con

em mình, thường xuyên cho con em nghỉ học theo gia đình đi làm ăn xa nên việc tiếp thu kiến thức của các em không liên tục nên không đạt chuẩn theo quy định.

5.6.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Nhà trường xây dựng kế hoạch, thành lập tổ cốt cán có năng lực chuyên bồi dưỡng học sinh tham gia các Hội thi, giao lưu do cấp trên tổ chức đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên chủ nhiệm dành nhiều thời gian cho công tác phụ đạo học sinh yếu để nâng cao chất lượng đều ở các bộ môn; phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để các em đến trường thường xuyên, hạn chế tình trạng nghỉ học, bỏ học.

5.6.4. Những điểm chưa rõ:

Không có.

5.6.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

5.7. Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để họcsinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh; b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;

c) Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

5.7.1. Điểm mạnh:

Những năm qua, nhà trường đã quan tâm đúng mức tới việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giờ học trên lớp cũng như các hoạt động ngoại khoá. Các em đã thực hiện tốt một số kỹ năng thông thường: vui chơi an toàn phòng chống đuối nước; giao thông an toàn; tự bảo vệ bản thân. Chính vì thế trong nhiều năm liền, trường không có hiện tượng học sinh bị tai nạn giao thông đuối nước, các tệ nạn xã hội. Giáo viên thường xuyên quan tâm tới việc tạo cơ hội để học sinh tích cực chủ động, sáng tạo tham gia vào quá trình học trên lớp cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

5.7.2. Điểm yếu:

Một số em chưa có khả năng tự sưu tầm đồ dùng dạy học ở các môn học do các em chưa có thói quen tự sưu tầm, chưa được sự giúp đỡ, gợi ý từ phía giáo viên và các anh chị thế hệ trước.

5.7.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Năm học 2016 - 2017 lãnh đạo nhà trường chỉ đạo cho giáo viên thường xuyên kiểm tra, quan tâm, tạo cơ hội để các em biết sưu tầm đồ dùng mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy-học.

5.7.4. Những điểm chưa rõ:

Không có.

5.7.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Đánh giá chung (về Tiêu chuẩn 5):

- Điểm mạnh cơ bản của nhà trường:

Đội ngũ giáo viên không ngừng đổi mới các hoạt động giáo dục và luôn tìm ra biện pháp nâng cao kết quả giáo dục bằng cách thực hiện chương trình

giáo dục, kế hoạch dạy học của ngành, xem đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là yêu tố để nâng cao chất lượng giáo dục hàng năm. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong giảng dạy cũng như trong các hoạt động.

Chất lượng học tập của học sinh ổn định, hằng năm tất cả học sinh được xếp loại hoàn thành trở lên quan tâm phối hợp được với địa phương huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%.

Nhà trường quan tâm công tác phổ cập góp phần xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và duy trì giữ vững chuẩn hàng năm. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nhà trường chú trọng và luôn tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian thật sự đã thu hút học sinh tham gia một cách hào hứng, việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học một cách hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trường phối hợp kịp thời với trạm Y tế của xã khám bệnh, kiểm tra sức khỏe định kì cho học sinh. Tất cả học sinh được tuyên truyền đầy đủ và hiệu quả giáo dục sức khỏe, đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch.

- Điểm yếu cơ bản của nhà trường:

Một số giáo viên do mới ra trường nên việc phối hợp, sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa linh hoạt vì vậy, việc dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh chưa có hiệu quả cao.

Giải pháp bồi dưỡng, quan tâm đôi lúc hiệu quả chưa cao nên trong năm học 2015-2016 có 3/306 em thi lại, tỉ lệ 0,98 %. Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các khối lớp, các môn chưa đều. Nguyên nhân do một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên cho con em nghỉ học theo gia đình đi làm ăn xa nên việc tiếp thu kiến thức của các em không liên tục nên không đạt chuẩn theo quy định.

Các hoạt động ngoại khoá, giáo dục kỹ năng sống của nhà trường đôi lúc hiệu quả chưa cao, nguyên nhân do còn một số giáo viên ít có kinh nghiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Thời gian học ngoại khóa không đồng bộ giữa các lớp nên việc tổ chức các buổi tham quan dã ngoại còn rất khó khăn trong thực hiện.

Trong địa bàn vẫn còn nhiều hộ dân chuyển đi, chuyển đến bất thường nên nhà trường còn gặp khó khăn trong việc đi điều tra, tổng hợp, thống kê. Việc thực hiện xóa mù chữ của nhà trường còn rất nhiều khó khăn do đa số các học viên trong lớp xóa mù chữ là những người cao tuổi, đi học khó khăn.

Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân của một số học sinh chưa được thường xuyên nguyên nhân do các em chưa có ý thức cao, chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày.

Một số em chưa có khả năng tự sưu tầm đồ dùng dạy học ở các môn học do các em chưa có thói quen tự sưu tầm, chưa được sự giúp đỡ, gợi ý từ phía giáo viên và các anh chị thế hệ trước.

Một phần của tài liệu UMT BCDGN TH VinhHoa1-UMT (Trang 29 - 32)