- Kiến nghị đối với trường:
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng Xem lại việc bảo quản đồ dùng thiết bị mâu thuẫn giữa điểm mạnh và
chứng Xem lại việc bảo quản đồ dùng thiết bị mâu thuẫn giữa điểm mạnh và
điểm yếu, bổ sung thời gian cụ thể cho từng công việc cải tiến.
2. Điểm yếu:
Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học chưa đẹp lắm, chưa hoàn toàn đúng mẫu, màu sắc chưa chuẩn.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Hằng năm, nhà trường cần xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, mua bổ sung một số đồ dùng dạy học khác nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc dạy và học. Đồng thời tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lí thư viện và bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục hiện có.
Tiếp tục phát huy phong trào tự làm đồ dùng giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Năm học 2015 -2016 Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên phải khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học. Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học thay thế các thiết bị đã bị hư hỏng.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: Các nội dung và minh chứng đã được làm rõ. chứng: Các nội dung và minh chứng đã được làm rõ.
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 3 - Điểm mạnh:
Trường có khuôn viên đẹp và gọn gàng, kín đáo, đảm bảo tốt về an ninh trật tự, có hệ thống cây xanh và cảnh quan môi trường tốt. Cổng trường được làm với kích thước rộng, trang trí đẹp, hệ thống cánh cổng bằng sắt chắc chắn. Hàng bao quanh trường được làm bằng thép gai cẩn thận đảm bảo độ an toàn.
Nhà trường có bãi tập cho học sinh với kích thước và mặt bằng theo đúng tiêu chuẩn. Có đủ phòng học xây dựng đúng quy cách, thiết bị phòng học được trang bị đúng tiêu chuẩn, hệ thống ánh sáng, quạt điện đáp ứng tốt việc học tập và giảng dạy của GV và học sinh.
Trang thiết bị văn phòng, hoạt động hiệu quả. Mua sắm được nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giáo dục.
Trường được ngành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tương đối tốt, phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy của nhà trường. Thực hiện hiệu quả việc huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục phục vụ các hoạt động giáo dục.
Có hệ thống hệ thống nước sạch, khu vệ sinh luôn sạch sẽ, đủ nước phục vụ đảm bảo vệ sinh. Khu để xe an toàn.
Nhà trường đã có phòng Thư viện, hàng ngày cho giáo viên và học sinh đến học tập, đọc sách và nghiên cứu tài liệu tham khảo. Thư viện thường xuyên được bổ sung sách, báo, tài liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo.
Trường có đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Có phòng thiết bị riêng biệt, có đầy đủ thiết bị dạy học. Giáo viên lên lớp thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học, có ý thức bảo quản và làm những đồ dùng dạy học đơn giản để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Có đủ các tủ thiết bị cho giáo viên đặt trực tiếp trên các lớp học nên rất thuận lợi cho giáo viên khi sử dụng đồ dùng. Làm tốt công tác tự làm đồ dùng của giáo viên. Có biện pháp bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục. Có hồ sơ theo dõi mượn, trả đồ dùng dạy học và hồ sơ kiểm tra của hiệu trưởng được thiết lập đầy đủ theo quy định hiện hành.
- Điểm yếu:
Xung quanh trường chưa có hàng rào kiên cố. Chưa có các phòng chức năng, phòng học dạy mỹ thuật, phòng học dạy Anh văn. Phòng thiết bị diện tích còn nhỏ chưa đạt chuẩn so với qui định. Nhà để xe của học sinh chưa đủ đáp ứng với nhu cầu thực tế. Chưa có hệ thống thoát nước.
Nguồn bổ sung sách, báo, tài liệu chưa được phong phú và đa dạng. Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học chưa đẹp lắm, chưa hoàn toàn đúng mẫu, màu sắc chưa chuẩn.
- Kiến nghị đối với trường:
Tranh thủ tham mưu với lãnh đạo, hoặc tranh thủ xã hội hóa để xây dựng hàng rào bê tông xung quanh khuôn viên trường. Xây dựng thêm các phòng chức năng phục vụ cho công tác giảng dạy.
Trường cần tập trung nguồn lực để xây dựng mở rông nhà xe cho học sinh, đầu tư nguồn nước sạch ở điểm chính.
Xây dựng phòng thiết bị cho đạt yêu cầu, vì hiện nay phòng thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu so với thực tế.
Đầu tư mua sắm, bổ sung thêm ngồn sách cho thư viện.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.
c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Điểm mạnh:
Nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với Ban đại diện Cha mẹ học sinh, có sự thống nhất, kế hoạch và hoạt động hiệu quả. Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt cho BĐDCMHS hoạt động. Cha mẹ học sinh nhiệt tình, luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường.
2. Điểm yếu:
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Phối hợp chặt chẽ nhà trường với phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội, chính quyền nhân dân địa phương trong việc giáo dục học sinh. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh tham gia xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh. Đẩy mạnh công tác phối kết hợp. Thực hiện nghiêm túc về thời gian và số lần họp định kì (có thể họp đột xuất khi cần thiết). Nội dung họp cần phong phú hơn, thiết thực hơn. Đối với từng lớp, giáo viên chủ nhiệm trao đổi kinh nghiệm, có biện pháp thực hiện phối hợp hiệu quả hơn.
Năm học 2015 - 2016 Ban giám hiệu tích cực tăng cường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để được sự hỗ trợ tích cực từ phía Ban đại diện cha mẹ học sinh.