. 2341 Cá mòi Thái Lan Anodontostoma thailandiae
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu và bảo quản mẫu
Mẫu cá mòi ñược thu mua từ các chợ và ngư dân ñánh bắt tại ñịa phương ñịnh kỳ mỗi tháng một lần. Mỗi ñợt thu mẫu ít nhất 30 con. Cá sau ñánh bắt sẽ ñược rửa sạch bởi vì việc rửa mẫu bằng nước ngọt không những làm sạch mẫu mà ñồng thời còn giúp loại bỏ vi sinh vật có thể bám theo mẫu (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Sau ñó, mẫu ñược bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm Nguồn lợi Khoa thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ. Để phân tích thành phần dinh dưỡng, phần ruột cá sẽ ñược cố ñịnh trong dung dịch formol 10%.
Bên cạnh ñó các mẫu cá còn ñược bảo quản trong cal nhựa chứa formol 10% và chuyển về phòng thí nghiệm phân tích.
3.3.2. Phương pháp phân tích
3.3.2.1. Đặc ñiểm hình thái cấu tạo bên ngoài
Các chỉ tiêu hình thái phân loại ñược phân tích dựa theo phương pháp của Pravdin (1973), Phạm Thanh Liêm – Trần Đắc Định (2004) và Nguyễn Bạch Loan (2004).
Mẫu cá sẽ ñược ñánh số, sau ñó tiến hành phân tích các chỉ tiêu hình thái cấu tạo bên ngoài theo trình tự sau:
- Quan sát màu sắc, hình dạng và miêu tả ñặc ñiểm các cơ quan bên ngoài - Xác ñịnh khối lượng cá.
- Đo các chỉ tiêu : Chiều dài tổng cộng (Lt), chiều dài chuẩn (Ls), chiều cao thân (Hb), chiều dài ñầu (Lh), ñường kính mắt (Diae), khoảng cách giữa hai mắt (Dis2e), chiều dài mõm (Lsn), ñộ rộng ñầu (Wh).
- Đếm số tia vây của lưng (D), vây ngực (P), vây bụng (V), vây hậu môn (A) và số lược mang ở cung mang thứ nhất (Gr).
- Định danh cá theo Rainboth (1996). Bên cạnh ñó còn tham khảo Nguyễn Hữu Phụng,( 2001), Nguyễn Khắc Hường,(1991), Mai Đình Yên, (2000), Fishbase (2011).
3.3.2.2. Đặc ñiểm hình thái giải phẩu các cơ quan bên trong
Cá sau khi quan sát các chỉ tiêu hình thái bên ngoài sẽ ñược giải phẩu ñể phân tích các ñặc ñiểm cấu tạo bên trong. Đặc ñiểm hình thái giải phẩu của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa như: hình dạng và kích cỡ miệng, răng, hình dạng lược mang, thực quản, dạ dày, cách sắp xếp và chiều dài của ruột.
Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài chuẩn (RLG: Relative Length of Gut) ñược tính bằng công thức:
RLG = chiều dài ruột (Li)/chiều dài chuẩn (Ls)
Sau khi quan sát hình thái giải phẩu các cơ quan tiêu hóa, thức ăn trong ống tiêu hóa sẽ ñược lấy ra pha loãng trong dung dịch formol 2%, lắc ñều rồi ñưa lên lame quan sát dưới kính hiển vi, dựa vào tài liệu ñịnh danh ñể xác ñịnh thành phần và tính chất của mẫu thức ăn theo phương pháp tần số xuất hiện và kết hợp với phương pháp ñếm ñiểm của Bisswas (1973) như sau: (trích theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).
- Phương pháp phân tích mẫu theo tần số xuất hiện:
Trong phương pháp này số lượng ống tiêu hóa của cá (dạ dày, ruột) hiện diện từng loại thức ăn riêng biệt ñược qui ñổi ra % trên tổng số ống tiêu hóa ñược quan sát. Phương pháp này tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Tất cả các loại thức ăn hiện diện trong các mẫu quan sát sẽ ñược liệt kê thành một danh sách, sau ñó sự hiện diện hay không có mặt của mỗi loại thức ăn trong từng ống tiêu hóa sẽ ñược ghi nhận lại.
Bước 2: Số lượng ống tiêu hóa có sự hiện diện của mỗi loại thức ăn sẽ ñược cộng lại và cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn còn lại, sau ñó sẽ ñược tính ra % trên tổng số mẫu quan sát.
Công thức xác ñịnh tần số xuất hiện như sau:
Pi: Tần số xuất hiện loài i trong ống tiêu hóa của cá.
Ni: Số lượng mẫu chứa loài thứ i trong ống tiêu hóa của cá. N: Tổng số lượng mẫu.
- Phân tích mẫu theo phương pháp ñếm ñiểm.
Đây là sự kết hợp giữa số lượng và kích thước ñể ñánh giá về mặt khối lượng của thức ăn. Dựa vào kích thước và số lần bắt gặp của mỗi loại thức ăn có trong ống tiêu hóa của những mẫu quan sát ñể tính ra số ñiểm. Số ñiểm này sẽ ñược qui ñổi ra % tổng số ñiểm của tất cả các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa của những mẫu quan sát.
3.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các phép tính, các giá trị trung bình và ñộ lệch chuẩn ñược tính trên chương trình Excell 2003.
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN