Quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng ngắn hạn (Trang 25)

2.3.1 Giao kết Hợp đồng tín dụng ngắn hạn

2.3.1.1 Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng ngắn hạn

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 390 Bộ Luật dân sự năm 2005 về đề nghị giao kết

hợp đồng :“ Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ

thể”. Như vậy, từ điều luật, ta có thể hiểu đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng ngắn hạn

là hành vi pháp lý do một bên thực hiện dưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia, với nội dung thể hiện ý chí mong muốn được giao kết Hợp đồng tín dụng ngắn

hạn.

Bên đề nghị giao kết hợp đồng là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn và văn bản đề nghị chính là đơn xin vay vốn được gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách chủ thể và khả năng tài chính hay phương án sử dụng vốn vay. Các tài liệu do bên vay gửi cho tổ chức tín dụng xem xét, thẩm định và được coi như bằng

chứng đề nghi giao kết hợp đồng.

Ngoài ra, pháp luật cũng không cấm bên chủ động đề nghị giao kết hợp đồng tín

dụng ngắn hạn là tổ chức tín dụng, bởi vì trong thời đại kinh tế thị trường mang tính

cạnh tranh cao như hiện nay, các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức tín

dụng khác muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng sáng tạo ra những phương hướng và chiến lược huy động vốn và cho vay với mục tiêu chính là thu lợi nhuận từ

hoạt động cho vay. Vì thế các tổ chức tín dụng có quyền cạnh tranh công bằng, lành mạnh đúng quy định của Luật cạnh tranh hiện hành.

2.3.1.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng ngắn hạn

Theo quy định tại Điều 396 Bộ Luật dân sự năm 2005 về chấp nhận đề nghị giao

kết hợp đồng :

“Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên

đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”.

Như vậy, căn cứ vào điều luật thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng

ngắn hạn có thể hiểu là hành vi pháp lý do bên nhận đề nghị (thông thường là tổ chức

tín dụng) thực hiện dưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia (bên đề nghị

giao kết hợp đồng) với nội dung thể hiện sự đồng ý giao kết hợp đồng.

Về lý thuyết, việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết Hợp đồng tín dụng ngắn hạn của

yêu cầu vay vốn của khách hàng (tức là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng

ngắn hạn với khách hàng) thì phải mất một thời gian dài (trung bình khoảng một

tháng) vì tổ chức tín dụng cần phải thẩm định hồ sơ vay vốn nhằm xem xét, đánh giá

tính khả thi, hiệu quả của các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, sau đó tổ chức tín dụng sẽ ra quyết định có cho

khách hàng vay hay không.

Đồng thời, việc giao kết hợp đồng tín dụng ngắn hạn chỉ được xem là hoàn thành

sau khi các bên đã trải qua giai đoạn thương lượng, đàm phán trực tiếp các điều khoản quy định trong hợp đồng và người đại diện hợp pháp của các bên đã trực tiếp ký tên và

đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.

2.3.2 Thực hiện hợp đồng tín dụng ngắn hạn2.3.2.1 Hoạt động giải ngân 2.3.2.1 Hoạt động giải ngân

Giải ngân là hoạt động cấp phát tiền của tổ chức tín dụng cho khách hàng, sau

khi các bên đã hoàn tất việc ký kết Hợp đồng tín dụng ngắn hạn. Trong khoảng thời gian đã quy định của hợp đồng, tổ chức tín dụng sẽ tiến hành cấp phát tiền vay cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản qua thẻ tín dụng theo từng lần

hoặc một lần duy nhất tùy thuộc vào thỏa thuận đã ghi giữa các bên trong Hợp đồng

tín dụng ngắn hạn.

Giải ngân là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện Hợp đồng tín dụng ngắn

hạn. Bởi vì đây là giai đoạn thực hiện nghĩa vụ cấp phát tiền của tổ chức tín dụng cho khách hàng như đã cam kết trong hợp đồng, nếu việc cấp phát tiền này không đúng như những gì đã nêu trong hợp đồng (chậm trễ về thời gian cấp phát tiền hoặc không

cấp phát đủ số tiền như đã thỏa thuận...) thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín và tổ chức tín

dụng có nguy cơ bị khách hàng khởi kiện, dẫn đến việc thực hiện Hợp đồng tín dụng

ngắn hạn có thể bị gián đoạn hay chấm dứt. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động giải ngân

của tổ chức tín dụng chỉ dừng lại ở những quy định nội bộ của từng tổ chức tín dụng mà chưa được pháp luật quan tâm và đề cập đến trong các văn bản pháp luật liên quan

2.3.2.2 Kiểm tra, giám sát các khoản vay

Kiểm tra, giám sát các khoản vay trong quá trình thực hiện Hợp đồng tín dụng

ngắn hạn được thực hiện sau khi tổ chức tín dụng đã tiến hành giải ngân tiền vay cho

khách hàng.

Hoạt động sẽ kiểm tra, giám sát các khoản vay của tổ chức tín dụng được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 :

“3. Tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

4. Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn”.

Như vậy, pháp luật không chỉ cho phép mà còn bắt buộc các tổ chức tín dụng

phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, điều này nhằm đảm bảo

hiệu quả và khả khả năng thu hồi nợ vay, đồng thời hạn chế những rủi ro về nợ xấu

trong quá trình cho vay của tổ chức tín dụng/

Bên cạnh quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng cũng có những phương pháp

nghiệp vụ riêng để kiểm tra, giám sát các khoản vay của khách hàng, chẳng hạn như

kiểm tra thông qua việc trả lãi suất hàng tháng của khách hàng đối với khoản nợ vay,

nếu việc trả lãi này bị gián đoạn thì có nghĩa tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng đang gặp vấn đề và tổ chức tín dụng sẽ cử nhân viên tín dụng đến cơ sở sản xuất

kinh doanh của khách hàng để xem xét và đánh giá kết quả kinh doanh của khách

hàng.

Trên thực tế, hoạt động kiểm tra, giám sát các khoản vay của tổ chức tín dụng không đúng như những quy định tại Khoản 3, 4 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, do chủ quan vào những tài sản bảo đảm và những điều khoản trong Hợp đồng tín dụng ngắn hạn về phạt lãi suất quá hạn cũng như phạt nợ quá hạn nên tổ chức

tín dụng đã kiểm tra sơ sài và hình thức. Điều này dẫn đến hệ quả khi khách hàng không trả được nợ và không còn tài sản bảo đảm (do đã bán hoặc thế chấp cho người

khác) thì tổ chức tín dụng không thể thu hồi được đầy đủ số nợ, làm giảm lợi nhuận từ

hoạt động cho vay, đồng thời khiến những tranh chấp về Hợp đồng tín dụng ngắn hạn phát sinh và tăng cao.

2.3.2.3 Thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm

Tổ chức tín dụng sẽ thực hiện việc thu hồi cả nợ gốc và lãi vay khi thời hạn cho vay được nêu trong Hợp đồng tín dụng ngắn hạn đã đến. Tuy nhiên, trước khi đến hạn

thu hồi nợ, nhân viên tín dụng đã liên hệ với khách hàng nhằm nhắc nhở việc trả nợ đúng hạn, đồng thời xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ vay được hay không để tìm biện pháp thu hồi nợ hoặc gia hạn nợ.

Tổ chức tín dụng sẽ quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng trên cơ

sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng15.

Điều này nghĩa là khách hàng sẽ được gia hạn thêm thời gian trả nợ (tối đa 12 tháng)

,nếu tổ chức tín dụng xét thấy khách hàng có khả năng trả nợ trong kỳ hạn tới. Pháp

luật quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay của khách hàng như vậy là phù hợp với

thực tế và đáp ứng được những khó khăn khách quan của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn. Tuy nhiên, quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng đã tạo

thêm nhiều rủi ro và làm giảm bớt những lợi nhuận kinh doanh của tổ chức tín dụng, đồng thời một bộ phận nhân viên tín dụng đã lợi dụng sự không hiểu biết về quy định

này của khách hàng nhằm trục lợi bất chính cho riêng mình.

Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức tín dụng đã gia hạn nợ cho khách hàng nhưng khi đến kỳ hạn trả nợ tiếp theo mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì tổ chức tín

dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng nhằm thu hồi vốn vay16.

2.3.2.4 Thanh lý hợp đồng và lưu hồ sơ

Thanh lý hợp đồng tín dụng ngắn hạn là việc tổ chức tín dụng hoàn trả tài sản

bảo đảm cho khách hàng với điều kiện khách hàng đã trả đầy đủ vốn vay và lãi suất

cho tổ chức tín dụng. Đây được xem khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện Hợp đồng tín dụng ngắn hạn, kể từ thời điểm hợp đồng được thanh lý thì các bên sẽ không

còn bất cứ quyền và nghĩa vụ gì đối với nhau và hợp đồng coi như đã hoàn tất17. Theo

đó nhân viên tín dụng sẽ lưu giữ hồ sơ tín dụng18 nhằm làm tài liệu để thống kê các khoản cho vay trong năm tài chính. Đồng thời, việc lưu giữ hồ sơ tín dụng còn là căn

cứ pháp lý khi xảy ra các tranh chấp về Hợp đồng tín dụng ngắn hạn.

15 Điều 1 Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 31 tháng 5 năm 2005 về việc sửa đổi bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

16 Khoản 2 Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

17 PGs. Ts Phan Thị Cúc, “Giáo trình lý thuyết Tài chính Tiền tệ”, Nxb Thống kê, 2010, trang 305. 18 Điều 96 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

2.4 Quy định pháp luật về hiệu lực và sự thay đổi, chấm dứt hợp đồng tín dụng ngắn hạn ngắn hạn

2.4.1 Hiệu lực của hợp đồng tín dụng ngắn hạn

2.4.1.1 Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn

Theo Khoản 1 Điều 122 Bộ Luật dân sự năm 2005 về điều kiện có hiệu lực của

giao dịch dân sự được quy định như sau :

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”.

Từ quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch

dân sự và trên cơ sở Hợp đồng tín dụng ngắn hạn cũng được xem là một dạng giao

dịch dân sự có tính đặc thù (có chủ thể là tổ chức tín dụng). Do đó, các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cũng được áp dụng cho Hợp đồng tín dụng

ngắn hạn, cụ thể như sau :

Thứ nhất, Chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng ngắn hạn phải có đủ năng lực

pháp luật và năng lực hành vi dân sự :

Điều kiện này được quy định nhằm loại bỏ những giao dịch dân sự được xác lập đối với cá nhân không có hoặc bị hạn chế năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này trước nguy cơ có thể

bị xâm hại bởi các bên tham gia hợp đồng. Đồng thời, đối với chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, thì người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó cũng phải thỏa mãn

điều kiện này. Ngoài điều kiện trên thì các chủ thể tham gi hợp đồng tín dụng ngắn hạn

còn phải đáp ứng những điều kiện do chính các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng, chẳng hạn như : điều kiện về tình hình tài chính, tài sản bảo đảm...

Thứ hai, Mục đích và nội dung của hợp đồng tín dụng ngắn hạn không trái với

pháp luật và đạo đức xã hội :

Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, tránh sự xâm hại của các

bên tham gia hợp đồng chỉ vì lợi ích cá nhân của họ. Tính hợp pháp về mục đích và nội dung của hợp đồng thể hiện ở chỗ mục đích đi vay và cho vay không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Đồng thời các điều khoản trong hợp đồng

không vi phạm những điều cấm của pháp luật. Chẳng hạn một tổ chức hay cá nhân ký

mình thì được xem là mục đích trái pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, những mục đích

của hợp đồng tín dụng ngắn hạn rất khó để nhận biết được đâu là mục đích thật sự của

việc giao kết hợp đồng này, vì thế các tổ chức tín dụng và cơ quan chức năng cũng

không thể kiểm soát tốt vấn đề này.

Thứ ba, Có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên nguyên tắc bình đẳng

và tự nguyện :

Một hợp đồng tín dụng ngắn hạn bị coi là không có sự đồng thuận khi sự thỏa

thuận đó giữa các bên bị khiếm khuyết như có sự nhầm lẫn, lừa dối, ép buộc trong khi

giao kết hợp đồng. Tuy nhiên các khiếm khuyết này phải có ảnh hưởng mang tính

quyết định đến ý chí giao kết hợp đồng của các bên thì mới được coi là sự kiện pháp lý

làm cho hợp đồng vô hiệu.

Ngoài ra, hình thức của hợp đồng tín dụng ngắn hạn phải phù hợp với quy định

của pháp luật ngân hàng : đối với hợp đồng tín dụng ngắn hạn do có tính chất rủi ro

cho quyền lợi của các bên trong hợp đồng nên pháp luật ngân hàng đòi hỏi hình thức

của hợp đồng phải được xem là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

2.4.1.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn

Việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng ngắn hạn là rất

quan trọng, bởi vì kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các

bên mới phát sinh và được pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại Điều 405 Bộ Luật dân

sự năm 2005 thì :

“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp

có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”

Từ điều luật trên, ta tham chiếu trở lại Khoản 1 Điều 404 Bộ Luật dân sự năm

2005 về thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm mà bên đề nghị giao kết đã nhận được văn bản trả lời chấp nhận của bên được đề nghị giao kết.

Như vậy, căn cứ vào Khoản 1 Điều 404 và Điều 405 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng ngắn hạn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)