ngắn hạn
ngắn hạn
Theo Khoản 1 Điều 122 Bộ Luật dân sự năm 2005 về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự được quy định như sau :
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”.
Từ quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự và trên cơ sở Hợp đồng tín dụng ngắn hạn cũng được xem là một dạng giao
dịch dân sự có tính đặc thù (có chủ thể là tổ chức tín dụng). Do đó, các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cũng được áp dụng cho Hợp đồng tín dụng
ngắn hạn, cụ thể như sau :
Thứ nhất, Chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng ngắn hạn phải có đủ năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự :
Điều kiện này được quy định nhằm loại bỏ những giao dịch dân sự được xác lập đối với cá nhân không có hoặc bị hạn chế năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này trước nguy cơ có thể
bị xâm hại bởi các bên tham gia hợp đồng. Đồng thời, đối với chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, thì người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó cũng phải thỏa mãn
điều kiện này. Ngoài điều kiện trên thì các chủ thể tham gi hợp đồng tín dụng ngắn hạn
còn phải đáp ứng những điều kiện do chính các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng, chẳng hạn như : điều kiện về tình hình tài chính, tài sản bảo đảm...
Thứ hai, Mục đích và nội dung của hợp đồng tín dụng ngắn hạn không trái với
pháp luật và đạo đức xã hội :
Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, tránh sự xâm hại của các
bên tham gia hợp đồng chỉ vì lợi ích cá nhân của họ. Tính hợp pháp về mục đích và nội dung của hợp đồng thể hiện ở chỗ mục đích đi vay và cho vay không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Đồng thời các điều khoản trong hợp đồng
không vi phạm những điều cấm của pháp luật. Chẳng hạn một tổ chức hay cá nhân ký