Chấm dứt hợp đồng nói chung là chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau trong hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng có thể xuất phát từ
hành vi ý chí của các chủ thể trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Trong hợp đồng tín dụng ngắn hạn có nội dung chủ yếu là tổ chức tín dụng chuyển giao tiền vay
cho khách hàng và khách hàng phải hoàn trả toàn bộ số tiền vay và lãi đúng thời hạn quy định. Cho nên chấm dứt hợp đồng tín dụng ngắn hạn chính là việc tổ chức tín
dụng đã nhận lại được toàn bộ nguồn vốn vay và lãi suất từ khách hàng, đồng thời kể
từ thời điểm đó, hai bên sẽ không còn bất cứ quyền và nghĩa vụ gì đối với nhau. Do
hợp đồng tín dụng ngắn hạn là một hình thức hợp đồng riêng của hợp đồng dân sự nói
hợp đồng dân sự20. Tuy nhiên, để tránh sự dài dòng và không cần thiết, người viết chỉ
phân tích việc chấm dứt hợp đồng tín dụng ngắn hạn trên hai khía cạnh đó là đơn phương chấm dứt hợp đồng, hợp đồng chấm dứt do bản án của Tòa án.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng tín dụng ngắn hạn :
Khi một bên trong hợp đồng tín dụng ngắn hạn chứng minh rằng bên còn lại
trong hợp đồng vi phạm những điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng và yêu cầu họ
khắc phục trong thời gian nhất định nhưng bên kia vẫn tiếp tục vi phạm thì bên yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng. Ví dụ : sau khi ký kết hợp đồng , tổ chức tín dụng
không thực hiện nghĩa vụ giải ngân, thì khách hàng có quyền yêu cầu họ thực hiện
nghĩa vụ giải ngân trong thời gian sớm nhất và phạt vi phạm hợp đồng hoặc tuyên bố
chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Luật các tổ chức tín
dụng thì “Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn
khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong
hợp đồng cấp tín dụng”. Điều đó có nghĩa, tổ chức tín dụng sẽ có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng tín dụng khi khách hàng có yếu tố lừa dối và tổ chức tín dụng sẽ
không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì về thiệt hại của khách hàng từ việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng gây ra.
Chấm dứt hợp đồng tín dụng ngắn hạn do bản án của Tòa án :
Đối với trường hợp này, chúng ta cần phân biệt giữa hợp đồng bị tuyên bố vô
hiệu và tuyên bố hợp đồng chấm dứt hiệu lực, vì đây là hai khái niệm tương đối giống
nhau về mặt câu chữ, nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn về nội dung của hai tuyên bố này.
Như đã phân tích ở phần trên, hợp đồng tín dụng ngắn hạn bị Tòa án tuyên bố vô
hiệu kể từ thời điểm ký kết, sẽ không có giá trị pháp lý và không làm phát sinh bất cứ
quyền và nghĩa vụ nào của các bên. Trong khi tuyên bố chấm dứt hợp đồng xảy ra khi
hợp đồng đã có hiệu lực, đang được các chủ thể thực hiện một phần nhưng do một số
tranh cháp hay do lỗi của một bên khiến hợp đồng đang thực hiện thì bị tạm ngưng và được yêu cầu đưa ra Tòa án giải quyết, lúc đó căn cứ vào quá trình và yêu cầu của các
bên mà Tòa án sẽ tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Ví dụ : bên vay không thực hiện đúng
nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng và hai bên đã tiến hành thương lượng, hòa giải nhưng không thành, tổ chức tín dụng đã kiện đưa ra Tòa án để giải quyết, tại phiên tòa Thẩm phán đã tuyên bản án buộc bên vay phải trả đầy đủ số vốn và lãi suất như đã ký kết trong hợp đồng, từ đây hợp đồng tín dụng ngắn hạn đã chấm dứt và thay vào đó là
bản án của Tòa án buộc khách hàng phải trả tiền vay và lãi cho tổ chức tín dụng.
20 Điều 424 Bộ luật dân sự 2005.
Nhìn chung, trên phương diện lý thuyết những vấn đề cơ bản của hợp đồng tín
dụng ngắn hạn đã được pháp luật quy định khái quát thông qua những quy định chung
về hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trên phương diện thực tế, hợp đồng tín dụng ngắn
hạn thường là hợp đồng theo mẫu đã được tổ chức tín dụng soạn thảo sẵn vì thế quyền
lợi của bên vay sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Đồng thời, do đang gặp khó khăn về tài chính mà bên vay sẵn sàng chấp nhận ký kết hợp đồng trong khi có những quy định
khó hiểu và không hợp lý đối với họ. Điều này tiểm ẩn những nguy cơ xảy ra tranh
chấp hợp đồng sau khi đã ký kết. Như vậy để có thể hạn chế những bất cập xảy ra
trong hợp đồng tín dụng ngắn hạn, pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn, riêng
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC THỰC THI HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1 Vướng mắc trong việc thực thi pháp luật về Hợp đồng tín dụng ngắn hạn
Trong báo cáo Môi trường kinh doanh 2011 tại Hội thảo “Cải thiện môi trường
kinh doanh ở Việt Nam: Định hướng cải cách từ môi trường kinh doanh 2011” do
Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức.
Báo cáo này cho thấy, Việt Nam là một trong 10 nền kinh tế có nhiều cải thiện nhất về
mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh năm 2009- 2010. Việt Nam đứng thứ 4
trong 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhiều nhất, nổi bật trên ba lĩnh vực: thành lập
doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vốn tín dụng21. Đồng thời, theo Báo
VietnamNet công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009 thì các ngân hàng chiếm một tỷ lệ khá cao chẳng hạn như : Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng
Thương mại cổ phần Á Châu (ACB)... Điều này cho thấy, hoạt động tín dụng ngân
hàng nói chung và hợp đồng tín dụng ngắn hạn nói riêng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, cần phải có một hành lang pháp lý đầy đủ và vững chắc nhằm tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng và hợp đồng tín dụng ngắn hạn phát huy hiệu quả
vai trò của mình trong nền kinh tế hiện đại.
Trong những năm qua, trước tình hình đổi mới đất nước và nền kinh tế thế giới
biến động bất thường, Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều quy định về hoạt động ngân
hàng và tín dụng cho phù hợp với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung không ngừng như vậy đã dẫn đến nhiều bất cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật vào hợp đồng tín dụng.
3.1.1 Vướng mắc trong việc thực hiện lãi suất cho vay
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 thì lãi suất vay trong
các hợp đồng vay tài sản, bao gồm cả các hợp đồng tín dụng do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Theo cơ chế hiện hành, Ngân hàng Nhà nước công bố
lãi suất cơ bản theo định kỳ hàng tháng và hiện nay mức lãi suất cơ bản này đang là 9%/năm . Như vậy, mức lãi suất cho vay trong các hợp đồng tín dụng không được phép vượt quá 150% (tức khoảng 12,375%/năm) mức lãi suất cơ bản trên. Nếu quy
định này áp dụng trong các giao dịch bên ngoài các tổ chức tín dụng có thể góp phần
hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong xã hội, song nếu áp dụng với lĩnh vực ngân
hàng sẽ nảy sinh nhiều bất cập.
Trên thực tế, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại được hình thành trên
cơ sở thoả thuận với khách hàng, cộng với chi phí và tỷ lệ rủi ro. Áp một tỷ lệ lãi suất
nhất định như Bộ luật Dân sự năm 2005 vô hình chung tạo ra một kiểu lãi suất trần,
khống chế đầu ra của các ngân hàng, ngược với chủ trương tự do hóa lãi suất theo tinh
thần Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Ngân hàng Nhà
nước về “Hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách
hàng theo lãi suất thỏa thuận”.
Bên cạnh đó, nếu chiếu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì những trường hợp cho vay với lãi suất trên 12,375%/năm sẽ gặp rắc rối trước pháp luật. Khi
tranh chấp xảy ra, các tổ chức tín dụng có thể không thu được tiền lãi từ hợp đồng tín dụng có mức lãi suất cho vay vượt quy định và thoả thuận cho vay có thể bị vô hiệu
hoá. Mặt khác, trong các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, ngân hàng và khách hàng
thường thoả thuận một mức phạt nhất định nếu chậm trả lãi và gốc, tối đa có thể lên tới
150% lãi suất cho vay. Song quy định về lãi suất cho vay trong BLDS 2005 không nêu rõ đã bao gồm lãi suất phạt hay chưa. Tổng giám đốc ngân hàng Vietcombank ông Vũ
Viết Ngoạn cho biết “lãi suất cho vay cao nhất ở VCB chỉ vào khoảng 10%/năm, nhưng nếu tính cả các trường hợp phạt, đều vượt quá quy định của Bộ luật dân sự22”.
Như vậy việc không rõ ràng về mặt pháp lý đã gây khó khăn cho các tổ chức tín
dụng trong việc quy định mức lãi suất cho vay nói riêng và hoạt động tín dụng nói
chung. Nếu không sớm khắc phục tình trạng trên, sẽ dẫn đến rối loạn trong hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng và hàng triệu hợp đồng tín dụng ngắn hạn có nguy cơ bị đổ vỡ, hơn nữa nó sẽ không khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển các dịch vụ
mới, đặc biệt là ở những mãng có tỷ lệ rủi ro cao.
3.1.2 Vướng mắc về nội dung và hiệu lực của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn 3.1.2.1 Vướng mắc về nội dung của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn
Nội dung của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn nói riêng và các Hợp đồng dân sự nói chung được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng giữa các bên23. Tuy nhiên trên thực tế, hầu như tất cả các Hợp đồng tín dụng ngắn hạn đều được tổ
chức tín dụng soạn theo mẫu từ trước, sau đó đưa cho khách hàng xem và ký kết vào
đó. Theo đó, khách hàng với tâm lý đang rất cần nguồn vốn vay nên đã không quan
22 http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2006/10/3b9ef5da/
tâm nhiều đến các điều khoản mà tổ chức tín dụng soạn sẵn có công bằng với mình
không, ngoài ra đa số các cá nhân ký kết Hợp đồng tín dụng ngắn hạn thường không
am hiểu nhiều về pháp luật chỉ cần có được số tiền vay là được nên họ cũng không
muốn biết nhiều đến các điều khoản trong hợp đồng. Như vậy, nội dung của Hợp đồng
tín dụng ngắn hạn chưa thật sự chuẩn mực và công bằng đối với quyền lợi của bên đi vay, điều đó thể hiện ở một số nội dung sau :
Thứ nhất, về điều khoản thỏa thuận lãi suất cho vay : khi soạn thảo điều khoản
này thì tổ chức tín dụng chỉ ghi một mức lãi suất chung chung. Ví dụ : X%/tháng và con số X này là hoàn toàn nằm trong khuôn khổ pháp lý cho phép, nhưng bên cạnh đó
họ buộc bên vay phải trả phí hoa hồng hay thù lao... Như vậy lãi suất ghi trong Hợp đồng tín dụng là hợp pháp nhưng tổng chi phí nà bên vay phải trả cho bên đi vay có
thể vượt hơn mức cho phép.
Thứ hai, về điều khoản giải ngân : trên thực tế số ngày giải ngân thường không quy định cụ thể mà chỉ quy định rất chung chung rằng sẽ giải ngân sau khi các bên hoàn tất các thủ tục có liên quan đến Hợp đồng tín dụng ngắn hạn. Mặt khác, số tiền
giải ngân cho khách hàng thường không đúng với những gì đã ghi trong hợp đồng (số
tiền thấp hơn số tiền đã ghi trong hợp đồng) do phía tổ chức tín dụng giải thích rằng số
tiền đó đã được trừ đi các chi phí hoặc thanh toán khoản lãi cho kỳ đầu tiên...
Thứ ba, về điều khoản thu hồi nợ của bên cho vay : đây là điều khoản gây nhiều
tranh cãi, bởi lẽ khi soạn thảo hợp đồng các tổ chức tín dụng đã soạn sẵn các điều
khoản về thu hồi nợ rất khắt khe, đặc biệt là việc thu hồi nợ trước hạn không hợp lý,
cũng như những quy định không khả thi gây thiệt thòi lớn cho bên vay. Ví dụ : chỉ ghi
ngày thu hồi nợ là từ tháng X đến tháng Y, chứ không ghi rõ ngày cụ thể hay chưa đến
ngày ghi trong hợp đồng thì lại đến thu hồi nợ với lý do ngân hàng đang thống kê ngân sách...
3.1.2.2 Vướng mắc về hiệu lực của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn
Mặc dù vấn đề về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự nói chung đã được quy định khá chi tiết từ Điều 121 đến Điều 147 Bộ luật dân sự năm 2005, nhưng trong
tất cả các Điều luật này không có điều khoản nào quy định về trường hợp giao dịch vô
hiệu tuyệt đối và giao dịch vô hiệu tương đối cũng như cách thức giải quyết hậu quả
pháp lý trong mỗi trường hợp vô hiệu đó. Điều này đã dẫn đến hệ quả là các cơ quan tài phán đã quan niệm và vận dụng rất khác nhau trong quá trình giải quyết các tranh
chấp có liên quan đến vấn đề vô hiệu của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn. Có thể nói khi
có tranh chấp các vấn đề thuộc hiệu lực của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn thì các cơ quan tài phán nước ta thường rất tùy tiện trong việc tuyên bố Hợp đồng tín dụng ngắn
trên về các trường hợp vô hiệu tương đối hay tuyệt đối của hợp đồng nói chung và Hợp đồng tín dụng ngắn hạn nói riêng24.
3.1.3 Vướng mắc trong việc định giá và xử lý tài sản bảo đảm
Định giá tài sản bảo đảm:
Định giá tài sản bảo đảm sẽ quyết định đến hạn mức vốn vay, nếu bên vay và bên cho vay không thống nhất được giá trị tài sản bảo đảm thì hợp đồng tín dụng ngắn hạn
và hợp đồng thế chấp sẽ không được hình thành. Khó khăn trong việc xác định giá trị
tài sản bảo đảm là phải xác định tài sản bảo đảm sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng vừa đảm bảo thu hồi đủ nợ cho tổ chức tín dụng một khi tài sản bảo đảm được đem ra xử lý. Các quy định của pháp luật về định giá tài sản luôn được sửa đổi nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín dụng và khách hàng vay
nhưng trên thực tế vẫn rất khó định giá tài sản hợp lý và chính xác do biến động giá cả
thị trường.
Tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về
giao dịch bảo đảm quy định “việc định giá tài sản bảo đảm có thể được thực hiện theo
thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật”. Thế nhưng trên thực tế, do nắm được tâm lý của người vay đang