Kiểm tra, giám sát các khoản vay trong quá trình thực hiện Hợp đồng tín dụng
ngắn hạn được thực hiện sau khi tổ chức tín dụng đã tiến hành giải ngân tiền vay cho
khách hàng.
Hoạt động sẽ kiểm tra, giám sát các khoản vay của tổ chức tín dụng được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 :
“3. Tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.
4. Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn”.
Như vậy, pháp luật không chỉ cho phép mà còn bắt buộc các tổ chức tín dụng
phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, điều này nhằm đảm bảo
hiệu quả và khả khả năng thu hồi nợ vay, đồng thời hạn chế những rủi ro về nợ xấu
trong quá trình cho vay của tổ chức tín dụng/
Bên cạnh quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng cũng có những phương pháp
nghiệp vụ riêng để kiểm tra, giám sát các khoản vay của khách hàng, chẳng hạn như
kiểm tra thông qua việc trả lãi suất hàng tháng của khách hàng đối với khoản nợ vay,
nếu việc trả lãi này bị gián đoạn thì có nghĩa tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng đang gặp vấn đề và tổ chức tín dụng sẽ cử nhân viên tín dụng đến cơ sở sản xuất
kinh doanh của khách hàng để xem xét và đánh giá kết quả kinh doanh của khách
hàng.
Trên thực tế, hoạt động kiểm tra, giám sát các khoản vay của tổ chức tín dụng không đúng như những quy định tại Khoản 3, 4 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, do chủ quan vào những tài sản bảo đảm và những điều khoản trong Hợp đồng tín dụng ngắn hạn về phạt lãi suất quá hạn cũng như phạt nợ quá hạn nên tổ chức
tín dụng đã kiểm tra sơ sài và hình thức. Điều này dẫn đến hệ quả khi khách hàng không trả được nợ và không còn tài sản bảo đảm (do đã bán hoặc thế chấp cho người
khác) thì tổ chức tín dụng không thể thu hồi được đầy đủ số nợ, làm giảm lợi nhuận từ
hoạt động cho vay, đồng thời khiến những tranh chấp về Hợp đồng tín dụng ngắn hạn phát sinh và tăng cao.