Thiết kế, thiết bị:

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng phần mềm mô phỏng khi dạy một số bài chương mắt và các dụng cụ quang học (vật lý 11 – cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức (Trang 25 - 28)

III. Tổ chức hoạt động dạy học

a) Thiết kế, thiết bị:

GV: Khi quan sát các vật ở xa, tuy vật có kích thước lớn nhưng góc trông trực tiếp vật (0) rất bé. Do đó, ta không thể phân biệt được những chi tiết nhỏ của vật. Tương tự như học bài KHV các em thảo luận nhóm để thiết kế một dụng cụ gồm hai phần tử quang học L1 và L2.

GV: Một vật ở xa vô cùng qua L1 cho ảnh thật thì L1 là quang cụ gì và ảnh thật A'1B'1 ở vị trí nào?

HS: L1 có thể là TKHT hoặc gương cầu lõm. Ảnh thật A'1B'1 hiện lên ở mặt phẳng tiêu diện của L1.

GV: Đúng vây! bây giờ chúng ta xét trường hợp L1 là TKHT. Muốn quan sát được ảnh ảo cuối cùng A'2B'2 thì L2 phải là dụng cụ gì?

HS: Ảnh A'2B'2 là ảnh ảo và lớn hơn A'1B'1 nên L2 có thể là TKHT hoặc TKPK

GV: Ta đi thiết kế các phương án cụ thể (phát phiếu học tập cho các nhóm, sử dụng PMDH).

b) Các phương án thiết kế :

* Phương án 1: Dùng một hệ quang học gồm: thấu kính hội tụ (L1) và kính lúp (L2)

HS: Vật ở xa vô cực gửi chùm tia tới là chùm sáng song song, qua TKHT L1 cho ảnh thật A'1B'1 nằm ở mặt phẳng tiêu diện ảnh F của L'1 1.

GV: Đúng! Với một thấu kính hội tụ, vật ở xa vô cực hãy dựng ảnh của vật xem ảnh đó phụ thuộc vào yếu tố nào của thấu kính.

HS: Ảnh A'1B'1 càng lớn nếu tiêu cự f1 càng lớn.

GV: Điều chỉnh vị trí kính lúp L2 như thế nào để qua L2 cho ảnh ảo A'2B'2? tiêu cự f2 lớn hay nhỏ?

HS: Đặt L2 sao cho ảnh A'1B'1 nằm trong khoảng O2F2, tiêu cự f2 nhỏ. GV: Khởi động chương trình: start/programs/Crocodile clips/Crocodile physics 605/ Crocodile physics 605/chọn Newmodel/Optics

GV: sử dụng các dụng cụ đã có sẵn và thiết kế ý tưởng cấu tạo KTV của học sinh vừa nêu, thay đổi các thông số để cho ảnh rõ nét (hình 2.4).

GV: Hướng dẫn HS quan sát, thay đổi các thông số ;f1;f2 cùng nhau thảo luận và đưa ra kết luận.

Kết luận: KTV gồm hai TKHT có cùng trục chính, vật kính có tiêu cự f1

dài, cho ảnh thật A'1B'1 tại tiêu diện ảnh của vật kính, thị kính là một kính lúp có tiêu cự f2 ngắn cho ảnh ảo cuối cùng A'2B'2.

* Phương án 2: Dùng một hệ quang học gồm: Thấu kính hội tụ (L1) và thấu kính phân kỳ (L2):

GV: Vật thật ở vô cùng qua TKHT L1 cho ảnh như thế nào?

HS: Vật ở xa vô cực gửi chùm tia tới là chùm sáng song song, qua TKHT L1 cho ảnh thật A'1B'1 nằm ở mặt phẳng tiêu diện ảnh F của L'1 1.

GV: L1 có tiêu cự càng lớn thì ảnh A'1B'1 càng lớn? HS: Ảnh A'1B'1 càng lớn nếu tiêu cự f1 càng lớn.

GV: Vị trí của L2 như thế nào? sự tạo ảnh qua TKPK L2 như thế nào? HS: Lúc này ảnh A'1B'1 là vật đối với L2, qua L2 cho ảnh A'2B'2.

GV: Đúng vậy, nhưng vấn đề đặt ra là ảnh A'2B'2 sẽ là ảnh thật hay ảo? cùng chiều hay ngược chiều với vật? vị trí của L2 như thế nào?

HS: - TKPK L2 có tiêu cự nhỏ cỡ centimét.

- Đặt L2 sao cho ảnh A'1B'1 là vật ảo đối với L2 và nằm ngoài khoảng O2F2 của L2.

- Để ảnh A'2B'2 lớn thì điều chỉnh vị trí L2 sao cho A'1B'1 rất gần F2, ảnh A'2B'2 là ảnh ảo và cùng chiều với vật.

GV: Khởi động chương trình: start/programs/Crocodile clips/Crocodile physics 605/ Crocodile physics 605/chọn Newmodel/Optics

GV: sử dụng các dụng cụ đã có sẵn và thiết kế ý tưởng cấu tạo KTV của học sinh vừa nêu, thay đổi các thông số để cho ảnh rõ nét (hình 2.5).

GV: Hướng dẫn HS quan sát, thay đổi các thông số ;f1;f2 cùng nhau thảo luận và đưa ra kết luận.

Kết luận: KTV gồm TKHT và TKPK có cùng trục chính, vật kính có tiêu

cự f1 dài, cho ảnh thật A'1B'1 tại tiêu diện ảnh của vật kính, thị kính là một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f2 ngắn cho ảnh ảo cuối cùng A'2B'2.

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng phần mềm mô phỏng khi dạy một số bài chương mắt và các dụng cụ quang học (vật lý 11 – cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w