Kiến nghị về phía Công ty Indochina

Một phần của tài liệu Đề tài “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina” docx (Trang 73 - 77)

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT

2. Kiến nghị về phía Công ty Indochina

Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương – Indochina và được nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động MBHHQT của Công ty, tôi xin có một vài kiến nghị với Công ty như sau:

2.1. Đối việc việc tìm kiếm đối tác và tiếp cận thị trường mới

Do mặt hàng kinh doanh của Indochina có là các máy móc, thiết bị, hoá chất phục vụ trong nghành y, sinh, hoá nên là những sản phẩm mà Việt Nam hầu như không sản xuất, nên điều này có thể dẫn đến sự độc quyền cung cấp, ép giá cho Indochina khi giao kết hợp đồng với họ. Chính vì vậy, Indochina cần chủ động tìm hiểu nhiều thị trường cung cấp hàng hoá, cũng như các nhà cung cấp để có nhiều sự lựa chọn, so sánh, để giao kết các hợp đồng MBHHQT đem lại nhiều lợi ích cho Công ty.

Việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới cũng sẽ tạo nhiều cơ hội cho Indochina như giá cả ưu đãivới khách hàng mới, sự đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng hợp đồng của các nhà cung cấp mới do họ muốn tạo dựng uy tín, và mối quan hệ làm ăn lâu dài…

Về thị trường hàng hoá: Indochina mới chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà chủ yếu là miền bắc. Miền trung và miền nam là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng mà ban lãnh đạo Indochina nhìn thấy được nhưng chưa thực sự quan tâm. Công ty mới chỉ lên kế hoạch trung hạn (năm 2010) để mở rộng thị trường ở đây. Nên theo tôi, Indochian cần xúc tiến đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch trung hạn để nhanh chóng khai thác được thị trường tiềm năng khi chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Với thị trường ở các quốc gia láng giềng như Lào và Cămpuchia…Indochina mới chỉ thực hiện các hợp đồng MBHHQT nhỏ lẽ, “rỏ giọt”, chỉ cung cấp khi có nhu cầu mà chưa có một định hướng cụ thể nào để tiếp cận thị trường này rộng hơn. Công ty nên xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường các nước láng giềng một cách cụ thể. Mở chi nhánh, quảng bá sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Để kế hoạch mở rộng thị trường hàng hoá, như tiếp cận thị trường tiềm năng cũng như giao kết các hợp đồng MBHHQT lớn thì yêu cầu về vốn là rất quan trọng. Ban lãnh đạo Công ty đã có kế hoạch điều chỉnh tăng vốn điều lệ, tăng số thành viên

góp vốn trong năm nay thì cần cố gắng thực hiện đúng kế hoạch để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.2. Đối với nghiệp vụ đàm phán và giao kết hợp đồng

Để cho quá trình thực hiện các hợp đồng MBHHQT này được diễn ra thuận lợi thì giai đoạn đàm phán và giao kết hợp đồng là rất quan trọng, Indochina nên chú ý:

- Tìm hiểu kỹ và chính xác các thông tin về đối tác, địa vị, uy tín; khả năng tài chính; khả năng cung cấp hàng hoá… Indochina cũng cần cập nhập thông tin về thị trường giá cả, tỉ giá hối đoái, …cũng như nắm bắt thông tin thay đổi pháp luật trong nước và nắm vững pháp luật quốc tế. Indochina cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu để nắm được tinh thần và nội dung của một Công ước quan trọng trong hoạt động MBHHQT là Công ước Viên 1980 về MBHHQT. Bởi đây là Công ước được nhiều quốc gia trên thế giới tham gia, và được các thương nhân quốc tế ưa chuộng.

- Indochina cần đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Các cán bộ, nhân viên này cần có nghiệp vụ vững chắc, hiểu biết pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hoạt động MBHHQT. Đây cũng phải là những người nhạy bén, linh hoạt xử lý các tình huống phức tạp diễn ra trong quá trình đàm phán.

Khi giao kết hợp đồng, Indochina cần chú ý đọc kỹ và hiểu rõ những điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Chú ý những vấn đề quan trọng như:

- Hợp đồng phải thể hiện đúng hình thức pháp luật quy định, phải đảm bảo cho hợp đồng có hiệu lực pháp lý. Từ ngữ dùng trong hợp đồng phải rõ ràng, không nên dùng những từ ngữ mập mờ, khó giải thích, hay có nhiều cách hiểu gây hiểu lầm, nhầm lẫn cho các bên.Cần chú ý đến việc quy định phạt vi phạm hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp, nên liệt kê tối đa những trường hợp bất khả kháng, và không cam kết những gì mà mình không biết hoặc không đủ thẩm quyền để quyết định.

- Nên thoả thuận luật điều chỉnh hợp đồng. Việt Nam không phải là thành viên của Công ước Viên 1980 về MBHHQT nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Indochina nói riêng hoàn toàn có thể lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng vì có những ưu điểm như: Tránh được những khó khăn khi phải đàm phán luật quốc gia làm luật áp dụng cho hợp đồng; Dễ dàng được đối tác chấp nhận vì đây là nguồn luật phổ biến mà các thương nhân nước ngoài thường áp dụng và đã quen thuộc; Đem lại sự an

toàn về mặt pháp lý được nhiều toà án, trung tâm trọng tài quốc tế dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp.

2.3. Đối với quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT

Thực hiện hợp đồng MBHHQT là một quá trình phức tạp, yêu cầu người thực hiện phải có hiểu biết pháp luật quốc gia, luật quốc tế, tập quán thương mại cũng như kinh nghiệm trong hoạt động MBHHQT. Để quá trình thực hiện hợp đồng được nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, chi phí, Indochina nên:

- Với thủ tục hải quan, một trong những thủ tục mất nhiều thời gian, chi phí. Cán bộ thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ giấy tờ cần thiết theo đúng yêu cầu. Nhận hàng, xếp hàng đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra của cơ quan Hải quan, tránh bị nhiễu sách, gây khó khăn cho thủ tục hải quan.

- Khi nhận hàng, Indochina cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết để việc nhận hàng thuận lợi. Chú ý kiểm tra, xác nhận hàng hoá so sánh số lượng, chất lượng, mã kí hiệu… với quy định đã thoả thuận trong hợp đồng. Khi thấy sai sót thì yêu cầu thực hiện giám định hàng hoá, thông báo cho đơn vị bảo hiểm, đối tác về sự sai sót đó. Indochina nên thương lượng với đối tác để tiết kiệm thời gian, chi phí và duy trì quan hệ làm ăn lâu dài.

Ngoài ra, ngay khi hợp đồng đã ký kết, Indochina cần chủ động giục đối tác nhanh chóng thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng như mua bảo hiểm hàng hoá (nếu đối tác là bên mua); mở L/C (nếu hợp đồng quy định mở L/C), chuyển đầy đủ giấy tờ theo thoả thuận để việc giao hàng, nhận hàng được diễn ra thuận lợi.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động thương mại quốc tế là đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước nhà. Rất nhiều chính sách kinh tế, văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động TMQT được ban hành, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực này. Sự kiện Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức

Thương mại Thế giới đầu 2007 vừa qua là bàn đạp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hoạt động TMQT nói chung và hoạt động MBHHQT nói riêng.

Hoạt động MBHHQT của Công ty TNHH Vật tư Khoa học kỹ thuật Đông Dương - Indochina đã được tổ chức thực hiện rất hiệu quả từ khi Công ty được thành lập và đi vào hoạt động đến nay. Mỗi năm, Indochina ký khoảng 150 hợp đồng các loại, trong đó có khoảng 90 hợp đồng MBHHQT. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, và đến nay chưa để xảy ra tranh chấp nào phải dẫn đến kiện tụng. Những kết quả này là cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Indochina. Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina mặc dù có những khó khăn nhất định, song Công ty đã không ngừng tìm giải pháp, khắc phục khó khăn, để hoạt động MBHHQT của Công ty đạt hiệu quả cao.

Với những kiến thức được học tập tại trường, và những kiến thức thu nhận được qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Vật tư Khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng MBHHQT. Về phía Indochina, tôi cũng có một số kiến nghị với mong muốn góp phần nào vào việc tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động MBHHQT của Indochina hiện nay.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy PSG.TS Trần Văn Nam, ThS Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Luật – Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tôi chân thành cảm ơn ông Đào Việt Trung – Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương – Indochina cùng nhân viên các phòng ban đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tìm hiểu về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của Công ty suốt thời gian qua. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, và các bạn sinh viên để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

PHỤ LỤC

Phụ lục1. 62 quốc gia thành viên của Công ước Viên 1980 (theo số liệu cập nhật ngày 12/7/2004 từ trang www.jus.uio.no):

Lesotho, France, Hungary, Yugoslavia, Italy, USA, Finland, Sweden, Austria, Norway, Denmark, Germany, Chile, Singapore, Poland, Syria, Egypt, Arhentina, Zambia, Mehico, Australia, Belarus, Ukraine, Switzerland, Iraq, Bulgaria, Spain, Russian, Federation, Vincent and the Grenadines, Urugoay, Venezuela, Guinea, Canada, Romania, Ecuador, Uganda, Slovakia, Estonia, Czech Republic, Slovenia, Latvia, Bosnia and Herzegovina, Georgia, New Zealand, Moldova, Cuba, Lithuania, Belgium, Uzbekistan, Luxembourg, China, Netherlands, Greece, Mongolia, Burundi, Colombia, Croatia, Ghana, Honduras, Kyrgystan, Mauritania, Peru.

Phụ lục 2

Incoterms được công bố và áp dụng vào năm 1936, sau đó văn bản này đã được sửa đổi vào các năm 1953, 1980, 1990 và năm 2000. Incoterms quy định 13 điều kiện thương mại quốc tế được chia thành bốn nhóm: Nhóm E, Nhóm F, Nhóm C và Nhóm D. Bản quy tắc này đã được áp dụng rộng rãi trong quan hệ buôn bán thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina” docx (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w