Huy động vốn qua phát hành trái phiếu công ty

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT KHI ĐI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN (Trang 30 - 32)

Những năm gần đây, thị trường trái phiếu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu nội địa vẫn chủ yếu là trái phiếu chính phủ chiếm khoảng 13% GDP. Trái phiếu công ty có quy mô khiêm tốn, chỉ hơn 3% GDP và chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng quy mô thị trường. So với các nước trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu công ty Việt Nam còn có quá nhỏ hay còn nhiều tiềm năng.

Về công ty phát hành, nếu như những năm trước, các nhà phát hành chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinashin, Vinaconex, EVN, Petro Việt Nam, Lilama, Tổng công ty thép Việt Nam..., thì những năm gần đây nhà phát hành đã là các công ty cổ phần như STB, SHB, Liên Việt Bank, HBB, SSI, VinCom, T&T Hà Nội....

Nhìn vào quy mô và thực tế giao dịch trái phiếu công ty Việt Nam thời gian qua cho thấy có một số đặc điểm đáng quan tâm về thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay:

- Thị trường còn khá sơ khai với quy mô quá nhỏ so với GDP. Các doanh nghiệp phát hành thường là lần đầu, chưa tạo ra một thị trường nhất định và chủ yếu vẫn là các DNNN..., nhờ dựa vào uy tín và thực chất là trái phiếu chính phủ.

rằng, lãi suất trái phiếu công ty Việt Nam cao là do cả yếu tố vĩ mô và vi mô. Về mặt vĩ mô phải kể đến là mức tín nhiệm quốc gia thấp, lạm phát cao (như năm 2010 chỉ số giá tiêu dùng - CPI là 11,75%) và bất ổn vĩ mô khác như dự trữ ngoại hối quốc gia, thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại; lãi suất trái phiếu chính phủ cao cũng là tham chiếu đẩy lãi suất trái phiếu công ty lên cao. Về mặt vi mô (doanh nghiệp), hệ quản trị doanh nghiệp Việt Nam cần được cải thiện hơn nữa.

- Các công ty phát hành chưa được xếp hạng tín nhiệm bởi hãng định mức tín nhiệm chuyên nghiệp. Nhiều ý kiến nhận xét, dường như các doanh nghiệp Việt Nam khi nào "bí" tiền thì mới nghĩ đến phát hành trái phiếu .

Điều này trước tiên làm trái phiếu của doanh nghiệp không có tên trên bản đồ tài chính và không có chỉ số tham chiếu. Thêm vào đó, sự thiếu hụt này cản trở lớn đối với việc phát triển thị trường trái phiếu công ty trên phương diện tổng thể. Các doanh nghiệp trong nước cũng bị coi là hoạt động kém minh bạch (chế độ kiểm toán, công bố báo cáo chưa theo hoặc chưa đạt chuẩn mực quốc tế), đặc biệt các mức xếp hạng, định mức tín nhiệm và công bố mức tín nhiệm về công ty thường không liên tục, không đầy đủ.

- Tính thanh khoản thấp: Trên thị trường thứ cấp, giao dịch trái phiếu công ty rất kém sôi nổi và kém thanh khoản. Thị trường trái phiếu mới phát triển ở Việt Nam, các chỉ số thị trường mới hình thành nên tính thanh khoản thấp, mức độ sôi động kém là điều dễ hiểu. Hơn nữa, lại chưa có nhà tạo lập thị trường. Điều đó làm cho thị trường thứ cấp hầu như không hoạt động và việc xác định, xây dựng các chỉ số thị trường (như lợi tức trái phiếu) là cần có thời gian.

Các tính toán cũng cho thấy, với thủ tục hiện nay, việc huy động qua trái phiếu, chi phí cũng cao so với phát hành cổ phiếu và vay ngân hàng do đó các doanh nghiệp nếu tính cho ngắn hạn (trước mắt) thì sẽ không phát hành trái phiếu mang tên công ty mình. Một số NHTM trong thời gian qua cũng đã biến tướng các khoản cho vay công ty bằng cách đầu tư vào trái phiếu công ty để lách giới hạn cho vay - hiện NHNN đã đưa cả mức này vào giới hạn an toàn của mình.

Nếu có cái nhìn rất ngắn hạn thì rõ ràng, trái phiếu công ty chưa phải là giải pháp thay thế cho các nguồn vốn khác của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn trung hạn, rõ ràng ta nhìn thấy một tiềm năng lớn về thị trường này còn đang bỏ ngỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược về vốn ở tầm trung hạn, và khi đó, cơ cấu vốn trái phiếu sẽ từng bước được đưa vào chiến lược tài chính của công ty, và công ty cũng có chiến lược về xây dựng trái phiếu riêng trong cơ cấu cổ phiếu, trái phiếu của mình.

Việc xây dựng chiến lược tài chính, chiến lược huy động ngày hôm nay sẽ đảm bảo việc huy động trái phiếu nói riêng và huy động vốn nói chung của doanh nghiệp sẽ thành công. Hơn nữa, khi đó uy tín của doanh nghiệp sẽ gia tăng cùng với việc phát hành thành công cả cổ phiếu và trái phiếu.

Ở Việt Nam hiện tại, người ta không đánh giá một công ty nào phát hành trái phiếu không thành công (lãi suất hợp lý), nhưng trong một vài năm nữa, nếu doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu không thành công thì chắc chắn nhà đầu tư cũng sẽ gạch tên công ty đó trong danh mục đầu tư của mình. Một công ty có lượng trái phiếu lớn và có mức độ giao dịch lớn sẽ tạo danh tiếng và chỉ số trái phiếu trên thị trường và đó là điều nhà quản trị chiến lược của các công ty Việt Nam cần nghĩ đến và đặt viên gạch đầu tiên cho nó ngay từ ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT KHI ĐI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN (Trang 30 - 32)