Lựa chọn nguồn vốn dựa vào ngân lưu kỳ vọng của công ty

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT KHI ĐI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN (Trang 27 - 29)

Về kênh đi vay, vay ngân hàng cũng gồm nhiều loại vay, phát hành trái phiếu cũng gồm nhiều loại như trái phiếu thông thường, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm quyền chọn bán, kèm điều khoản mua lại, trái phiếu có lãi suất thả nổi,… Như vậy, ngoài năng

lực vốn tự có, công ty có nhiều kênh và nhiều sản phẩm huy động vốn nhưng cũng chính vì sự phức tạp này mà gây bối rối cho nhà đầu tư. Lựa chọn nguồn nào phụ thuộc vào chi phí huy động vốn và những thuận lợi hoặc bất lợi của việc huy động đó, cũng như phụ thuộc vào dòng tiền công ty có thể sử dụng để hoàn trả chi phí huy động vốn (tiền gốc hay mệnh giá khoản vay, lãi suất và cách thức trả lãi, thời hạn khoản vay, các điều khoản phụ…).

Về kênh huy động vốn chủ sở hữu, chi phí sử dụng vốn cổ phần được xác định thông qua các mô hình xác định suất sinh lời yêu cầu của chủ sở hữu, chi phí sử dụng nợ là lãi suất vay của các tổ chức tài chính trung gian hoặc là lợi suất đáo hạn mà công ty phải trả cho nhà đầu tư nếu phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, nguồn vốn chi phí thấp không phải lúc nào cũng được chọn vì còn tùy thuộc vào khả năng thương lượng để có nguồn vốn và những tác động của nguồn vốn đó (thuận lợi hay bất lợi).

Lựa chọn phương thức huy động vốn bằng vay nợ hay huy động thêm vốn chủ sở hữu cần hiểu rõ lợi thế cũng như bất lợi của từng phương thức. Đối với vay nợ, ưu điểm của phương thức này là được khấu trừ thuế, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng bắt buộc phải trả vốn gốc và lãi, gây ra áp lực tài chính, làm gia tăng rủi ro tài chính và xấu đi hệ số nợ của công ty. Đối với phương thức sử dụng cổ phần ưu đãi có lợi thế là không phải trả vốn gốc, có thể tùy chọn trả hoặc không trả cổ tức nhưng cổ tức không được khấu trừ thuế và khó huy động được với khối lượng lớn. Đối với phương thức huy động bằng phát hành cổ phần thường thì tuy không phải trả vốn gốc, không bị áp lực trả cổ tức nhưng không được khấu trừ thuế đồng thời còn bị phân chia phiếu bầu và chịu tác động đến quản trị công ty với các cổ đông mới.

Ngân lưu kỳ vọng của công ty chính là nguồn mà công ty dựa vào đó để trang trải tất cả chi phí, kể cả chi phí huy động vốn, và mang lại lợi tức cho cổ đông. Mục tiêu của quản lý tài chính là đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông được đo lường qua chỉ tiêu EPS. Việc lựa chọn nguồn vốn nào để đem lại EPS cao nhất cho cổ đông tùy thuộc vào EBIT kỳ vọng của công ty. Nếu EBIT kỳ vọng vượt qua điểm hòa vốn giữa phương án sử dụng

hơn. Nếu EBIT vượt qua điểm hòa vốn giữa phương án sử dụng vốn cổ phần thường và nợ vay thì chọn nợ vay sẽ mang lại EPS cao hơn.

Tóm lại, để quyết định lựa chọn nguồn vốn nào nên dựa vào chi phí cũng như cũng như ưu nhược điểm và khả năng thương lượng để có được nguồn vốn đó. Ngoài ra, lựa chọn tài chính còn ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của công ty cho nên cần phân tích xem ngân lưu kỳ vọng của công ty có vượt qua điểm hoà vốn hay không để lựa chọn sao cho mang lại EPS cao nhất cho cổ đông.

*****

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT KHI ĐI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w