NiCl2.6H2O (Nickel chloride herahydrate M=237,59g/mol)

Một phần của tài liệu Biến tính than hoạt tính bằng phương pháp phủ các oxit kim loại (Trang 44 - 46)

a) Giới thiệu Niken [1]

Nikel là một kim loại thuộc nhóm VIII của bảng tuần hoàn. Số nguyên tử là 28 và khối lượng nguyên tử 58,71. Ni có thể xuất hiện trong một số trạng thái oxi hóa nhưng chỉ có Nikel(II) bền vững trên dãy pH rộng và điều kiện oxy hóa– khử trong môi trường đất. Bán kính ion của Ni (II) là 0.065nm (gần với bán kính ion của Fe, Mg, Cu và Zn). Nikel có thể thay thế các kim loại thiết yếu trong các enzym kim loạivà gây ra sự đứt gãy các đường trao đổi chất.

Đặc tính cơ học: Cứng, dễ dát mỏng và dễ uốn, dễ kéo sợi. Trong tự nhiên, nikel xuất hiện ở dạng hợp chất với lưu huỳnh trong khoáng chất millerit, với asenic trong khoáng chất niccolit, và với asenic cùng lưu huỳnh trong quặng nikel. Ở điều kiện bình thường, nó ổn định trong không khí và trơ với ôxi nên thường được dùng làm tiền xu nhỏ, bảng kim loại, đồng thau, v.v.., cho các thiết bị hóa học, và trong một số hợp kim, như bạc Đức. Nikel có từ tính, và nó thường được dùng chung với Co, cả hai đều tìm thấy trong sắt từ sao băng. Nó là thành phần chủ yếu có giá trị cho hợp kim nó tạo nên. Nikel là một trong năm nguyên tố sắt từ.

b) Tác hại Nikel

Nikel xâm nhập vào cơ thể con người qua đường ăn uống, da, mắt, và hô hấp. Tác hại của việc nhiễm độc bởi nikel có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu, choáng váng, dị ứng trên da. Nếu tích luỹ nikel trong cơ thể với nồng độ cao có thể dẫn đến ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn tim mạch, những khiếm khuyết khi sinh con. Với những tác hại này việc hấp phụ Ni2+ trong nước và khí thải là cần thiết. Đồng thời Ni2+ còn có màu đỏ tươi dễ khảo sát nồng độ trong điều kiện phòng thí nghiệm nên được chúng tôi chọn làm dung dịch thử độ hấp phụ của than hoạt tính.

Nikel là kim loại nặng, khó hấp phụ. Do đó cần thiết để nghiên cứu ra loại than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt Ni2+ để giảm tác hại của ion kim loại này đến sức khỏe con người.

c) Xác định đường chuẩn của NiCl2.6H2O:

- Dung dịch đo quang: Ni2+ 200; 400 ; 600 ; 800 ; 1000 mg/l - Bước sóng đạt ABS tối đa: λ = 390n

- Số liệu thực tế đo quang thu được:

Bảng 2.4. Số liệu thực tế xây dựng đường chuẩn Ni2+

Nồng độ (mg/l) 200 400 600 800 1000

ABS 0,086 0,175 0,255 0,343 0,436

- Đường chuẩn:

Một phần của tài liệu Biến tính than hoạt tính bằng phương pháp phủ các oxit kim loại (Trang 44 - 46)