Một số biện pháp chủ yếu xây dựng CĐCS và Nghiệp đoàn vững mạnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tổ chức cán bộ công đoàn - Trường Đại học Công Đoàn (Trang 25 - 26)

Để xây dựng CĐCS và Nghiệp đoàn vững mạnh, cần thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

a/ Vận dụng tốt các phơng pháp hoạt động quần chúng.

b/ Cũng cố tổ chức, bồi dỡng cán bộ. Kiện toàn, đổi mới nội dung hoạt động của các Ban và tiểu Ban quần chúng. Tăng cờng công tác đào tạo, bồi dỡng; đào tạo lại cán bộ công đoàn. Tổng kết kinh nghiệm hoạt động từ Tổ công đoàn lên đến CĐCS, từ các uỷ viên BCH để phổ biến, nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ công đoàn.

c/ Xây dựng và tổ chức thực hiện chơng trình, kế hoạch công tác. Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng, tình hình sản xuất, công tác của đơn vị và chức năng của Công đoàn, để xây dựng nhiệm vụ cụ thể cho từng tháng, quý…

d/ Chỉ đạo xây dựng tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận vững mạnh. Cụ thể hoá nội dung xây dựng CĐCS vững mạnh đến từng tổ, từng bộ phận. Phân công cán bộ phụ trách, theo dõi từng tổ, từng nội dung hoạt động. Thờng xuyên sơ kết, rút bài học kinh nghiệm để phổ biến giữa các tổ, các bộ phận. Hớng dẫn các tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận chuẩn bị nội dung sinh hoạt phù hợp với điều kiện của mình.

e/ Tổ chức chỉ đạo điểm. Chọn điểm chỉ đạo, đầu t kinh phí , cán bộ phù hợp tình hình chung của cơ sở; Thờng xuyên sơ kết, tổng kết việc chỉ đạo các nội dung hoạt động; Thông qua tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng cá nhân, bộ phận; rút bài học kinh nghiệm, nhân rộng điển hình, đề xuất khen th- ởng, kỷ luật cán bộ, đoàn viên.

- Xây dựng CĐCS vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống Công đoàn. Trên đây là một số biện pháp cơ bản, trong tổ chức, hoạt động nhằm xây dựng CĐCS, Nghiệp đoàn vững mạnh.

Chương III

Cán bộ và công tác cán bộ của Công đoàn Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tổ chức cán bộ công đoàn - Trường Đại học Công Đoàn (Trang 25 - 26)