Những ông bố thụ động

Một phần của tài liệu Đàn ông vươn lên đỉnh cao (Trang 67 - 70)

Những người đàn ông luôn cố gắng hết sức để đem lại cho con cái mình “một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống của họ”.

Họ lập ra quĩ bảo trợ cho bọn trẻ; sử dụng sự quen biết của mình để kiếm cho chúng công ăn việc làm tốt; bằng mọi cách sắp xếp đường công danh cho con cái mình. Song, những ưu thế vật chất không có mấy ý nghĩa cho tương lai. Không gì có thể thay thế những tấm gương cụ thể. Đứa trẻ cần một người cha chứ không cần một thần hộ mệnh. Mọi người đều cho rằng đứa trẻ nào cũng có thiên sứ bảo vệ. Song, việc đứa trẻ cần một ông bố thực sự cũng cần được công nhận, và đó không thể chỉ là những trường hợp hiếm.

Điều tốt nhất một người cha có thể làm cho con cái mình là yêu mẹ chúng. Tôi chưa phải là một người cha hoàn thiện: tôi thật muốn có những kỷ niệm khác, những kỷ niệm khiến tôi có thể kể lại mà không xấu hổ. Nhưng, từ ngày tôi bắt đầu đối xử với Nancy như người đồng kế tự, đánh giá cô chứ không hạ thấp và khinh bỉ thì trách nhiệm làm bố không còn nặng nề và khó khăn với tôi như trước đó nữa.

Làm cha mẹ đúng là cả một nghệ thuật.

Hiện nay, Pol, con trai tôi là một trong những nhà sản xuất chương trình truyền hình Cơ đốc hàng đầu nước Mỹ. Song, xưa kia, khi con trai tôi đạp tung cửa phòng, cả hai chúng tôi đều đã thất bại.

Chính lúc đó chúng tôi học được lòng dũng cảm. Sống và chết là ở trong những quyết định của chúng ta.

Luis, con gái tôi tốt nghiệp xuất sắc trường luật. Hiện nó làm phó chánh án quận Orange Cuntry, California. Song, đã có lúc tương lai của con gái tôi phụ thuộc vào việc tôi quyết định đúng hay sai.

Năm năm liền tôi làm chủ tịch của một tổ chức gồm hơn 5000 người đàn ông và 4000 thanh niên. Tôi phải lo lắng và lãnh đạo họ. Công việc buộc tôi phải đi liên tục, tôi luôn vắng nhà và phần lớn thời gian là ở trên các tuyến đường.

Một lần, khi về nhà, Nancy gặp tôi với nét mặt hoảng hốt. Hình như Luis đang đi theo con đường nguy hiểm. Nó luôn là một cô gái nổi bật và trung tâm chú ý của mọi người. Nhưng bây giờ nó bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Điều ấy phản ánh trên cách cư xử và quan điểm sống của nó. Nó bắt đầu dao du với những đứa bạn không giữ các tiêu chuẩn sống của Cơ đốc giáo như gia đình tôi.

Tôi cẩn thận xem xét lại công việc của mình: tôi rất thích công việc mình đang làm, tôi hài lòng với những chuyến đi xa và các buổi nhóm.

Song, con gái tôi cần một người bố.

vì những ông bố luôn vắng nhà.

Tôi và Nancy đồng ý với nhau rằng quyết định tốt nhất là tôi phải ở nhà. Tôi xin thôi việc đang làm, nhận lời mời làm mục sư của Hội thánh và làm nhiệm vụ của một ông bố “trọn vẹn thời gian”.

Đó là một quyết định vô cùng sáng suốt

Hiện nay, Luis là một Cơ đốc nhân tin quyết, đầy sức sống, đã có chồng và một đứa con kháu khỉnh, và còn là một luật sư nổi tiếng.

Con gái út của tôi, tên Joan là giáo sỹ ở Nhật bản, giảng Kinh thánh và dạy tiếng Anh ở đó. Nó tốt nghiệp đại học xuất sắc và sau đó không lâu tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời cho cuộc đời mình là phục vụ Ngài tại Nhật bản.

Tôi và Nancy thật cám ơn Đức Chúa Trời vì những đứa con của chúng tôi, vì chúng được như bây giờ. Tôi muốn được nói đó là công sức của tôi, song tôi thực sự phải dâng tất cả điều đó cho Đức Chúa Trời, cho Nancy - vợ tôi và những người bè bạn. Erl Book là một trong số đó. Cách đây đã lâu, khi còn ở Elbani, thành phố Oregone, Erl chia sẻ cho tôi sự khôn ngoan mà tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi đã khiến điều đó trở thành một phần trong cuộc sống gia đình.

Khi ở nhà của Erl, tôi không thể không chú ý tới lũ trẻ, cách chúng cư xử, sự thân thiết, phong cách, thái độ của chúng. Tôi khen Erl đã làm một ông bố tốt.

“Thực ra đó không phải là công sức của tớ đâu, - Erl khiêm nhường nói.- Tớ học được một chân lý vĩ đại từ một cặp vợ chồng chúng tớ quen tại cuộc hội thảo về truyền giáo. Họ có ảnh hưởng vô cùng lớn trên bọn trẻ. Sau khi họ đã đi rồi, con cái tớ vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi cuộc gặp gỡ với họ. Khi ấy tớ mới hiểu là những người xung quanh có ảnh hưởng lớn trên bọn trẻ đến mức nào. Tớ quyết định mời thật nhiều những người tốt đến nhà chơi, để họ có ảnh hưởng tốt trên bọn trẻ”.

Erl thật khiêm nhường. Tôi tin rằng điều thiết yếu vẫn là ảnh hưởng tốt của chính anh. Dù sao, kinh nghiệm mà anh đã chia xẻ với tôi cũng khiến tôi dạy dỗ các con mình theo cách tương tự. Tôi tin ngày nay kết quả của sự cố gắng đó đã rõ ràng.

Ngày nay, ở Mỹ những ông bố cho rằng trách nhiệm của họ là trả nợ, đảm bảo đời sống gia đình và việc học hành của con cái, thu xếp mấy chuyến nghỉ, thi thoảng giúp chúng làm bài vở, và đôi khi kỷ luật chúng với mức độ khác nhau.

Song, làm bố là trách nhiệm rất rộng lớn. Nó đòi hỏi những người đàn ông phải đạt mức tối đa.

Làm bố này có nghĩa là suy nghĩ về con cái, tìm hiểu, dạy dỗ, khuyên bảo, ảnh hưởng và yêu thương. Xin nhớ rằng yêu có nghĩa là làm điều tốt nhất cho người mình yêu chứ không phải là đòi cho được sự mê tham của mình dựa vào người khác. Điều đó đúng trong mọi trường hợp, trong gia đình, công sở - trong mọi hoàn cảnh.

Điều đó đúng cả lúc ăn tối nữa.

Từ lâu chúng tôi đã nhận thấy rằng bọn trẻ sẽ noi gương những người cùng ngồi bàn ăn với chúng. Thời gian ăn uống vô cùng quan trọng trong cuộc sống trẻ thơ. Đó là giây phút lắng nghe và chia sẻ những nan đề, nỗi buồn, niềm vui, thành công, thất bại cùng những ơn phước trong ngày. Đó là lúc để chúng ta học cách giao tiếp.

Song, biết bao người đàn ông chẳng mấy khi tận dụng cơ hội đó. Họ bỏ qua giây phút quí báu ở bên gia đình. Đó là thảm họa của gia đình Mỹ hiện nay. Đáng lẽ phải sử

dụng thời gian ăn uống bên nhau để làm cho gia đình thân mật hơn và củng cố những mắt xích trong cuộc sống, người ta lại phung phí thời gian đó mà không hề suy nghĩ. Trong Giăng 10:10, Chúa Giêxu nói: “Kẻ trộm đến chỉ để cướp, giết và huỷ diệt”. Đa số các chương trình vô tuyến không khác gì kẻ ăn cắp. Chúng cướp thời gian, giết đi tính sáng tạo và huỷ diệt các mối quan hệ.

Nếu như trong giờ ăn tối mà bạn xem thời sự thì chuyện đó có thể mang lại sự đổ vỡ trong gia đình. Trong khi ăn, bọn trẻ xem những sự phạm pháp, chiến tranh, ly dị và thảm họa, chúng sẽ trở thành nạn nhân, tâm hồn chúng sẽ bị tổn thương.

Thay vào việc an ủi, động viên, làm cho bọn trẻ vững lòng, chữa lành mọi tổn thương trong bữa ăn chung, những người bố để mặc cho những điều tiêu cực gây nên sự bất an, chán chường, lầm lạc trong con trẻ.

Tôi biết một người bố phàn nàn rằng con gái ông ăn uống không ngon miêng, không bao giờ muốn ăn cơm ở nhà, song lại rất thích thú khi đi ăn ở nhà hàng. Ông bố đó cần phải biết rằng đơn giản là vì ở nhà hàng không có vô tuyến. Anh ta nghĩ nó chỉ thích phung phí tiền bạc của anh. Song, con gái anh mong muốn một điều khác hẳn.

Một lần, khi giảng tại buổi nhóm dành cho nam giới ở Hum Lake, California tôi thông báo rằng trung bình một người bố ở Mỹ mỗi ngày chỉ dành 3 phút cho con cái. Sau khi buổi nhóm kết thúc có một người đến và sửa lại.

“Mấy ông truyền đạo chỉ biết nói thôi, -anh ta nhắc khéo,- Theo những nghiên cứu mới nhất thì trung bình mỗi một người bố ở Mỹ dành cho con cái không phải 3 phút, mà vẻn vẹn 35 giây, hơn nữa lại còn qua quýt cho xong chuyện nữa”.

Tôi tin anh ta vì anh là người phụ trách các các trường học ở trung tâm California. Anh ta còn nêu ra một vài con số đáng kinh ngạc nữa.

Tại các trường học ở California có 483 học sinh phải học theo chương trình “dài hạn”. Đó là chương trình dành cho học sinh cá biệt cần giúp đỡ. Tất cả số học sinh đó đều không có bố. Trong các trường học ngoại ô Seatles có tới 61% các em không có bố!

Những ông bố bỏ đi là sự rủa sả của thế hệ ngày nay.

Cũng có trường hợp ông bố ở nhà cả ngày, song không dành sự chú ý cho con cái. Công việc với những đòi hỏi khắt khe của nó, sự trung thành với công ty, sự ham danh vọng phá huỷ gia đình. Nhiều người phụ nữ biết chồng họ không bỏ họ để đi theo người phụ nữ khác mà vì họ yêu công việc hơn vợ mình.

Thời gian quý báu nhất là lúc cả gia đình cùng nhau ăn uống, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau trò chuyện với bạn bè. Sự cầu nguyện không chỉ khiến vợ chồng, mà cả gia đình thắm thiết, mặn nồng hơn.

Đàn ông phải là người dẫn dắt.

Dẫn gia đình mình đi trong sự công bình là nhiệm vụ đầu tiên và cũng là trách nhiệm làm thày tế lễ của đàn ông. Bỏ qua điều đó vì những ham muốn riêng tư, thiếu tinh thần trách nhiệm là phạm tội. Là phạm tội.

Việc làm tốt nhất của một người bố là dâng mình cho con cái và Đức Chúa Trời. Gia sản tốt nhất mà một người bố để lại cho con cái mình ở trong tâm linh. Các quỹ tài sản bảo trợ không thể thay được quỹ của lòng tin cậy.

Những ông bố dẫn dắt con cái mình vào mối tương giao thực sự với Đức Chúa Trời và gia đình sẽ đạt được tột đỉnh của mình.

Một phần của tài liệu Đàn ông vươn lên đỉnh cao (Trang 67 - 70)