thầy tế lễ không?
Mỗi gia đình đều có một thầy tế lễ. Đức Chúa Trời đã định cho người đàn ông giữ vai trò này. Hỡi những người đàn ông! Có thể bạn không đọc Kinh thánh, song dầu sao các bạn vẫn là thầy tế lễ.
Dầu bạn có tin, tiếp nhận và sống với điều này hay không bạn vẫn là thầy tế lễ. Trách nhiệm của thầy tế lễ không chỉ là hầu việc Chúa mà còn phục vụ những người mà Đức Chúa Trời đã gửi gắm. Điều đó có nghĩa là những người đàn ông phải phục vụ vợ con mình.
Phải nỗ lực thì trách nhiệm này mới được hoàn thành. Chỉ có những người đàn ông thực thụ mới có thể thành công trong trọng trách đó. Song, trong cuốn sách chỉ dẫn của mình, Đức Chúa Trời chỉ ra tất cả các phương cách cần thiết.
Đại đa số đàn ông không hiểu là họ cần hoàn thành trách nhiệm của thầy tế lễ tại gia đình mình.
Một lần, chuông điện thoại réo lên trong văn phòng của tôi. Khi nhấc máy, người phụ nữ ở đầu dây kia hỏi tôi có phải là tiến sĩ Cole, người dẫn các buổi hội thảo cho đàn ông hay không. Khi đã chắc chắn tôi là người cần trò chuyện, người phụ nữ xin tôi vài phút trao đổi.
Giọng chị ta run lên vì hồi hộp, hình như có những giọt nước mắt trong giọng nói ấy.
Tôi gọi điện cho anh mà sợ phát run lên,- người phụ nữ bắt đầu.- tôi chỉ sợ chồng tôi sẽ biết tôi nói chuyện với anh.
Tôi biết anh giảng cho nam giới. Tôi có nghe bài giảng của anh trên băng cátxét và tôi biết anh nói cho những người đàn ông điều họ cần nghe. Tôi mong anh sẽ nói với họ những gì mà phụ nữ chúng tôi cảm thấy trên thực tế.
Nghe thấy vậy, tôi trở nên chăm chú hết sức.
Tôi không thể nói với mục sư hay một ai đó trong thành phố tôi những gì tôi đang kể với anh, - người phụ nữ tiếp tục.- Họ sẽ không hiểu.
Chồng tôi là người rất tốt. Anh ấy chẳng bao giờ bỏ buổi nhóm tại Hội thánh. Thậm chí, anh ấy không bao giờ đi muộn. Hơn nữa, cả hai chúng tôi đều làm việc trong Hội thánh: Tôi dạy trường chủ nhật còn nhà tôi ở trong ban tổ chức. Cả hai chúng tôi đều yêu mến Chúa.
Tôi chờ đợi người phụ nữ nói đến cốt lõi của câu chuyện. Cuối cùng thì chị ta cũng nói tới điều mà bởi thế chị đã gọi điện cho tôi.
đượm buồn,- lúc ở nhà chồng tôi không bao giờ nói về công việc Chúa cả. Chúng tôi nói đủ mọi thứ chuyện, song không bao giờ anh ấy đả động đến công việc Chúa. Sau 15 năm, anh ấy cầu nguyện khi có mặt tôi một lần duy nhất, và hôm ấy do tôi bị ốm và nhờ anh ấy cầu nguyện.
Tôi cảm thấy nỗi đau của người phụ nữ.
Anh ấy cố gắng lo cho tôi tất cả những gì có thể. Tôi rất xấu hổ khi nói chuyện này sau lưng anh ấy- song tôi thật cô đơn. Tôi không biết phải làm gì nữa. Một phần của cuộc sống tôi bị thiếu vì chồng tôi không bao giờ chủ động cầu nguyện hay nói chuyện cùng tôi về Chúa.
Khi bọn trẻ còn sống với chúng tôi, còn có người cùng tôi đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Song, giờ bọn trẻ đi hết. Năm ngoái, thằng út cưới vợ và chuyển đi chỗ khác. Chồng tôi kiếm đủ tiền để tôi không phải đi làm, nên tôi ở nhà là chính. Tôi cô đơn không chỉ vì bọn trẻ đã đi xa, cái chính là tôi không nhận được sự chỉ dẫn nào từ phía chồng tôi cả.
Xin hãy nói với những người đàn ông tại những nơi mà anh sẽ đến rằng phụ nữ chúng tôi muốn có người lãnh đạo trong gia đình trong mọi lĩnh vực: đặc biệt là dẫn chúng tôi trong việc cầu nguyện và học Lời Chúa. Gíá mà chồng tôi thay đổi và nhận vai trò lãnh đạo, dẫn dắt về phần mình, chắc tôi sẽ còn yêu anh ấy hơn nữa.
Xin anh hiểu cho, tôi rất yêu chồng tôi. Chỉ có điều tôi mong anh ấy giữ lấy vị trí của mình. Tôi không muốn làm thay anh ấy điều đó. Chuyện ấy không đúng. Tôi biết có nhiều phụ nữ đã làm vậy nhưng tôi nghĩ rằng điều đó không đúng.
Cám ơn anh đã nghe tôi nói, và xin anh hãy làm ơn nói với đàn ông nước Mỹ rằng: chúng tôi muốn họ trở thành những người đàn ông thực thụ.
Trong gia đình, thầy tế lễ cần cầu nguyện cho vợ mình. Cầu nguyện sản sinh ra sự gần gũi và thân mật.
Bạn sẽ trở nên gần gũi với Đấng bạn cầu xin, với những người bạn cùng cầu nguyện hoặc cầu thay cho họ.
Môise đi lên núi Sinai cầu nguyện, và ở đó lâu tới mức Đức Chúa Trời có thể trò chuyện cùng ông như với bạn hữu mình. Tại sao vậy? Tại vì cầu nguyện sinh ra sự gần gũi.
Trong sự cầu nguyện Chúa Giêxu trở nên gần gũi với Chúa Cha tới mức trên núi hoá hình vinh hiển sự hiện diện của Đức Chúa Trời Cha chiếu sáng qua Ngài.
Trong ngày lễ ngũ tuần, các môn đồ được mặc lấy quyền phép vì họ cầu nguyện cùng nhau. Sự cầu nguyện khiến họ gần gũi tới mức họ trở nên một lòng cùng nhau và sự cầu nguyện hiệp ý của họ sản sinh sức mạnh.
Khi một người đàn ông cầu nguyện cùng vợ mình, anh ta trở nên gần gũi với cô ta. Sự gần gũi nảy sinh trong sự cầu nguyện trong tâm linh thực sự kỳ diệu hơn cả sự kết hợp thể xác. Đây là sự gần gũi trong tâm linh.
Khi người phụ nữ cầu nguyện cho chồng mình, trong tâm linh cô ta có thể trở nên gần gũi với chồng mình tới mức sự gần gũi ấy níu kéo cô. Cô ta nhận lấy một phần trách nhiệm của chồng mình và như vậy giúp anh giải quyết mọi nan đề.
Nếu người chồng không cầu nguyện cho vợ mình, điều đó có nghĩa là anh ta có thể có sự gần gũi thể xác với cô ta, song không phát triển sự gần gũi tâm linh, mà sự gần
gũi tâm linh là điều mang lại sự hiệp một thật sự
Quan hệ tình dục là một chuyện, sự hiệp một trong tâm linh là chuyện khác. Nếu bạn thực sự muốn hiệp một với vợ mình, hãy cầu nguyện cho cô ấy và cùng cô ấy.
Không phải tự nhiên mà người ta nói: Gia đình nào cùng nhau cầu nguyện thì sẽ ở lại cùng nhau.
Người phụ nữ nào cũng muốn mình là người đặc biệt. Khi phục vụ vợ mình, người đàn ông phải giúp vợ trong chuyện đó. Song, nếu vợ chồng không cầu nguyện chung, thì nhu cầu sâu thẳm nhất của người vợ không được đáp ứng.
Người phụ nữ nào cũng khao khát gần gũi chồng mình. Phụ nữ được tạo nên như thế. Khi bị khước từ, cô ta sẽ tìm kiếm người khác. Nếu người chồng ở cùng vợ trong sự cầu nguyện, anh ta ở cùng vợ trong mọi chuyện còn lại.
Và giờ đây, khi đọc những dòng chữ này, nếu như bạn không cầu nguyện cho vợ mình, xin hãy dừng lại, ngay bây giờ và hãy xin Chúa sự tha thứ. Hãy bắt đầu thay đổi từ giờ phút này. Nếu bạn chưa cầu nguyện cho vợ, xin đừng đọc tiếp.
Hãy cầu nguyện, cầu nguyện nhiều hơn nữa.
Khi giảng ở Canađa, và thực sự bốc lửa khi nói về tầm quan trọng để người đàn ông phục vụ vợ mình trong sự cầu nguyện. Sau buổi nhóm, một người đàn ông đến gặp tôi, cười ngượng nghịu. Vợ anh ta đứng cạnh, nét mặt rạng rỡ khi anh ta nói: Chiều qua, anh làm tôi bàng hoàng khi nói về sự cầu nguyện. Lần đầu tiên, sau 11 năm, tôi cầu nguyện cùng vợ tôi và hôm nay chúng tôi trở nên gần gũi hơn bao giờ hết.
Hầu việc Chúa không chỉ là giảng. Hầu việc Chúa là cầu nguyện.
ở đây, tôi muốn nói với chị em một chút. Điều này rất quan trọng.
Cũng có thể chị em dễ dàng cầu nguyện cho chồng mình, song một số người gắng sức chiếm chỗ của Đức Chúa Trời. Họ gắng tạo dựng nên hình tượng ông chồng theo quan niệm họ, không cho Đức Chúa Trời tạo dựng người đàn ông theo hình tượng của Ngài.
Vấn đề này xuất hiện ngay trước khi cưới. Hình như nữ giới cho rằng họ có thể thay đổi thói hư tật xấu của ông chồng tương lai. Vô số phụ nữ gặp và lấy những người nghiện ngập vì nghĩ rằng tình yêu sẽ thay đổi ông chồng. Từ xưa đã tồn tại quan niệm sai lầm như sau: Tôi cứ nghĩ tất cả những thứ anh ấy cần là tình yêu của một người vợ tốt.
Ưu khuyết điểm của một người đàn ông khi còn độc thân không giảm đi khi anh ta lấy vợ, nếu Chúa Giêxu không ở cùng anh để khiến anh thay đổi.
Những người vợ tin Chúa cũng như vậy. Họ muốn ông chồng chưa được cứu của họ chia xẻ cùng họ Tin lành của Chúa Giêxu. Họ muốn tới mức phạm sai lầm. Hình như họ tin rằng không bởi vợ thì không một người nào có thể đến cùng Đức Chúa Cha.
Người phụ nữ không thể dẫn chồng mình đến với Đức Chúa Trời. Chỉ có Đức Thánh Linh mới làm được điều đó.
Vô số phụ nữ tự làm điên đầu mình khi cố gắng làm thay Chúa Thanh Linh. Không biết bao lần người ta khuyên chị em: Đừng cố tự mình làm thay vai trò của Đức Chúa Trời.
đó là Đức Chúa Trời. Phụ nữ không được ép anh ta. Sự giúp đỡ của chị em chỉ có ích khi Thần Đức Chúa Trời đã kéo hoặc dẫn anh ta vào mục đích Ngài muốn.
Đàn ông có thể thay đổi thói quen, song chỉ Đức Chúa Trời mới thay đổi được bản chất.
Hỡi chị em! Đừng cố tự thay mình vào vị trí của Đức Chúa Trời.
Một phụ nữ có chồng chưa tin Chúa hoặc tin Chúa nửa vời có thể hành động theo 2 điều sau như Kinh thánh đã chỉ ra:
1) Chị em đã tha thứ cho chồng mình chưa? Có một số người vợ không tha thứ cho chồng mình và như vậy họ cầm tội lỗi của chồng mình, trói anh ta bằng những tội lỗi đó. Sự tha thứ mở đường cho sự thay đổi, còn sự không tha thứ thì ngược lại. Sự tha thứ giải phóng, sự không tha thứ trói buộc.
Có nhiều người chồng thực lòng muốn thay đổi để trở nên như Đức Chúa Trời muốn, song khổ sở vì vòng xiềng xích không tha thứ từ phía phụ nữ trong gia đình.
2) Hãy yêu chồng mình. Thật đơn giản, song đó chính là qui tắc do Đức Chúa Trời thiết lập cho sự thành công của cuộc sống gia đình. Kinh thánh mở rộng nói như sau: Những chị em đã có chồng hãy vâng phục và hoà hợp cùng họ. Để dẫu họ không vâng phục lời Đức Chúa Trời thì cũng sẽ bị chinh phục vô điều kiện không phải bằng sự tranh luận, song bằng cuộc sống tin kính của vợ mình, khi nhìn thấy cách ăn ở của chị em tinh sạch, khiếm nhã, có sự kính trọng, tôn trọng, quan tâm, nhìn nhận, chiêm ngưỡng, ngợi khen, chung thuỷ, yêu thương sâu lắng với chồng.(1Phierơ 3:1-2)
Đó là cách Đức Chúa Trời gợi nên trong người đàn ông ước muốn thay đổi và khiến việc phục vụ của anh ta cho vợ mình trở nên hiện thực. Đó là ý định ban đầu của Đức Chúa Trời khi Eva được gọi là người giúp đỡ của Ađam.
Tuy nhiên, hỡi những người đàn ông, trách nhiệm chính vẫn nằm trên vai các bạn. Đàn ông chịu trách nhiệm thầy tế lễ trong gia đình trước mặt Đức Chúa Trời: Hãy học cách phục vụ vợ mình.
Phục vụ vợ mình có nghĩa là giúp cô ta có sự tin quyết.
Người phụ nữ nào cũng muốn biết chắc chị ta là người đặc biệt đối với chồng mình.
Chính vì vậy kể cả những người con gái sống buông thả cũng cảm thấy có lỗi khi hiến thân mà không có tình yêu và trước khi hiến thân bao giờ họ cũng hỏi: Anh có yêu em không?
Tình dục máy móc không thể thỏa mãn ước muốn gần gũi thực sự.
Bạn sẽ khiến vợ mình tin chắc vào tình yêu của bạn khi nói cô ấy là người con gái duy nhất Đức Chúa Trời muốn bạn yêu.
Chúng ta trói buộc mình bởi những điều chúng ta tuyên xưng.
Chúng ta cần chung thuỷ với lời hứa của mình trong ngày hôn lễ. Song, ngày nay có rất nhiều cặp vợ chồng thiếu chung thủy. Nhiều người đàn ông cưới vợ vì bị ép, bị lừa hoặc sa vào thế bí. Vì vậy họ hay mường tượng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn ra sao nếu lấy người khác. Phụ nữ cũng vậy, họ lấy chồng vì đã trót có thai, hoặc vì sợ hãi, hoặc vì nguyên nhân khác, và thường là họ không biết chắc người chồng của mình có phải thực sự đến từ Chúa hay không.
ngán tự hỏi: Liệu anh có thật là một nửa của tôi không? Nếu tôi lấy người khác thì bây giờ sẽ thế nào nhỉ?
Những điều như vậy huỷ hoại các mối quan hệ trong gia đình.
Chúng ta cần phải biết rằng chung thủy là quy luật Đức Chúa Trời đặt ra cho mỗi gia đình. Mỗi người đàn ông cần hiểu ra: Vợ tôi chính là người đàn bà duy nhất. Anh ta cần nói ra điều này, với bản thân và với vợ mình. Câu nói đó vô cùng quan trọng.
Xin hãy nhớ chúng ta cần giữ lời hứa của mình.
Bạn phục vụ vợ mình, khi nói với nàng rằng đối với bạn, nàng là người đàn bà duy nhất. Sự tự tin nàng có được là ở chỗ đó. Sự an toàn của nàng cũng là ở đó.
Bao giờ đàn ông cũng là thầy tế lễ. Họ cần phải phục vụ.
Song, như bạn đã thấy, sự phục vụ không có nghĩa là chỉ nói mồm. Phục vụ đồng nghĩa với yêu thương.
Hiện nay, quan điểm méo mó về luân lý, đạo đức đẻ ra cách suy nghĩ huỷ hoại gia đình và xã hội. Một số người cho rằng sự tách biệt giữa Hội thánh và chính quyền có nghĩa là tất cả những gì mang tính chất tín ngưỡng, thánh sạch hoặc thiêng liêng chỉ can hệ tới họ trong buổi nhóm, thời gian còn lại họ có thể làm gì tùy ý. Không phải vậy.
Đàn ông không bao giờ được ngừng phục vụ. Sự sống của anh ta là ở đó. Anh ta phục vụ trong khi bán ô tô, khi xây dựng, làm máy tính, thực hiện công việc của công ty, trong mọi việc. Sau cả ngày phục vụ mọi người, nhiều người không còn một chút mong muốn phục vụ tại gia đình vào buổi chiều.
Các bà vợ, đặc biệt là các bà vợ của những người hầu việc Chúa hay kêu ca thế này: Chồng tôi phục vụ cả thế giới, song anh ấy không bao giờ phục vụ tôi.
Còn đàn ông thì tự bào chữa rằng anh ta bận rộn, mệt mỏi, công việc bề bộn, rằng kinh tế đang khó khăn, rằng gặp phải chuyện rắc rối với khách hàng,- và đúng là anh ta phục vụ cả thế giới. Hơn nữa còn phải nộp thuế khi làm vậy nữa.
Và khi về nhà, anh ta muốn người khác phục vụ mình, chứ không phải là anh phục vụ nữa. Song,, chân lý là ở chỗ sự phục vụ của tại gia đình mới là sự phục vụ chính.
Đàn ông thời nay chung thuỷ với công việc, song phản bội vợ mình.
Khi không nhận thức được điều này, kể cả những người tin Chúa cũng lầm lạc. Vô số lần tôi thấy người ta yêu và cưới nhau, song trong khi tài sản gia tăng, con cái ra đời, rồi nhu cầu Hội thánh khiến họ dành sự chú ý cho con cái, Hội thánh và công việc hơn là cho vợ mình.
Điều bạn cần ý thức được là khi các bạn lấy nhau, các bạn sẽ sống mãi bên nhau,