Lỗ thủng trên cửa

Một phần của tài liệu Đàn ông vươn lên đỉnh cao (Trang 25 - 30)

Con trai tôi, Pol, vừa nhận bằng lái xe mới.

Giữa các chuyến công tác, tôi được về nhà vài ngày và Pol hỏi tôi một câu mà các ông bố đều “khoái” nghe.

“Con lấy xe của bố nhé?” “Để làm gì?”- Tôi hỏi.

“Con muốn đến trại thanh niên ở Lasen”.

Tôi có thể nêu ra không chỉ một nguyên nhân nghiêm chỉnh, tại sao Pol không được làm điều này.

“Chiếc xe còn mới tinh mà con”. “Con biết”.

“Con nhận bằng mới được có mấy tuần”. “Con biết”.

“Từ đây đến trại hè phải tới 400 dặm”. “Con biết”.

“Tại sao con lại nghĩ rằng con có thể mượn xe của bố?”- Cuối cùng tôi hỏi. “Vì con muốn tới trại thanh niên!”- Pol đơn giản trả lời.

“Nhưng con không thể đi xe tới trại thanh niên cách đây 400 dặm được”. Tôi nói. “à, con quên mất. Con cần thẻ tín dụng nữa”.

“Bố không cho con lấy xe đâu”.- Tôi kết luận.

“Nhưng con đã có giấy phép lái xe một năm nay rồi cơ mà!”- Pol thận trọng phản đối.

“Thôi, đừng hỏi nữa. - Tôi ngắt lời. - Bố đã nói không là không. Bố không muốn nói thêm chuyện này nữa”.

Cuộc đối thoại bị dừng lại.

Pol quay phắt, chân dậm mạnh, mặt đỏ lên vì giận và chán nản. Nó chạyngang qua phòng khách tới phòng của mình, túm tay cửa để đẩy vào, nhưng vì xoay chưa hết vòng nên cửa không mở.

Pol quá bực bội. Không nghĩ ngợi, nó đạp cửa. Khi Pol đóng cửa lại, trên cửa có lỗ thủng toang hoác.

Tôi vẫn còn đứng ở bếp, nơi tôi tuyên bố bản án. Khi nghe tiếng cửa răng rắc, cơn giận phừng lên trong tôi.

Được rồi, tôi sẽ cho nó biết lễ độ.

Nhưng đúng lúc ấy, Chúa Thánh Linh can thiệp, - bình tĩnh, không nài ép, song cương quyết, Ngài thì thầm vào lòng tôi: “Hỡi những kẻ làm cha, đừng chọc cho con cái mình giận dữ”.

Thái độ của tôi với những chuyện đã xảy ra thay đổi trong tích tắc. Trong tôi trào lên sự hối hận, và tôi cảm thấy những giọt nước mắt ăn năn nóng hổi cay xè mắt. Tôi đi tới ga-ra, quỳ gối cầu nguyện Chúa tha thứ cho tôi vì những gì tôi đã làm cho con trai tôi.

Bốn mươi phút sau, tôi quay trở lại. Chúa Thánh Linh đã làm mềm lòng tôi. Tôi mở cái cửa hỏng - biểu tượng cho sự gia trưởng của tôi, -và bước vào phòng của Pol. Những lời tôi đã nói không chỉ thô bạo mà còn là tội trọng. Pol ngồi bên mép giường, ôm gối, mặt úp vào lòng bàn tay .

Cuộc cãi cọ của chúng tôi đã qua 40 phút, vậy mà mắt nó vẫn đầy nước. Tôi ngồi xuống bên Pol.

“Pol, ba có lỗi với con, -tôi nói nhỏ.- Ba là ba của con, song ba đã chọc giận con. Ba muốn con biết rằng Ba yêu con và ba xin con tha thứ cho ba”.

Tôi đưa cho Pol chìa khoá xe và thẻ tín dụng.

“Con đi tới trại thanh niên đi”. Và Pol đi.Chính tại đó Đức Chúa Trời thực sự chiếm lĩnh đời sống của Pol.

Tại trại thanh niên, Pol tiếp nhận sự kêu gọi, và ngày nay Pol là một trong những nhà sản xuất chương trình truyền hình Cơ đốc hàng đầu trên thế giới. Chương trình đặc biệt sinh động “Sự tấn công vào cuộc sống gia đình“, là chương trình truyền hình phát vào thời gian tốt nhất, chính do Pol sáng lập.

Nhờ chương trình ấy mà Pol được nhận giải “Phần thưởng của thiên thần”, do hội đồng “Tôn giáo trên phương tiện thông tin đại chúng” tặng cho “Chương trình Cơ đốc 60 phút hay nhất” nước Mỹ trong năm nay.

Tục ngữ có câu “Phải là đàn ông thực sự mới dám nhận mình sai”. Mặc dầu đã có từ lâu, song đến nay câu tục ngữ này vẫn đúng.

“Nếu bạn không bao giờ muốn nhận trách nhiệm vì tội lỗi mình đã phạm và xin sự tha thứ, thì bạn sẽ không bao giờ có cơ hội biết trở thành một người đàn ông thực sự là thế nào”.

Sự tha thứ là sự giải phóng.

Khi Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta, Ngài giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi cho đến muôn đời. Ngài sẽ không bao giờ nhắc lại chúng. Thật vui mừng khi được biết điều đó.

Con người cũng cần biết tha thứ như vậy.

Một lần, ở Cleavland, khi buổi nhóm đã kết thúc, một người đàn ông muốn tôi cùng ông cầu nguyện hiệp ý cho sự cứu rỗi của hai đứa con trai. Khi chúng tôi bắt đầu cầu nguyện, ông nói: “Cả hai đứa đều say sưa, nghiện ngập. Tôi biết, nếu Đức Chúa Trời cứu, chúng nó sẽ bỏ được tội lỗi đó. Gia đình chúng nó sẽ bớt khổ”.

Tôi cúi đầu cầu nguyện, sau đó dừng lại, nhìn vào người đàn ông và xin ông ta nhìn vào tôi. Song, người đàn ông không ngước đầu lên.

“Trước đây anh có nghiện ngập không?”- Tôi hỏi.

Người đàn ông lúng túng. Ông tin Chúa đã nhiều năm, chuyện này đã lùi vào quá khứ. Ông ta không muốn đào bới lại chuyện cũ. Hơn nữa có người đứng cạnh chúng tôi và còn điều gì đó nữa khiến ông ta bối rối.

Tôi chờ đợi câu trả lời.

“Vâng”, ông ta đáp nhỏ.

“Lúc ấy các con anh có mặt không?” “Có”.

“Đã bao giờ anh đến xin các con tha thứ cho anh vì anh nghiện ngập khi chúng còn nhỏ chưa?”

“Tôi tin chúng đã tha thứ cho tôi”.

“Vấn đề không ở chỗ đó,- tôi ngắt lời. - Đã bao giờ anh đến với con cái mình chỉ để ngồi cạnh và nói với chúng: “Hãy tha thứ cho ba vì ba nghiện ngập và cư xử không ra sao cả” chưa”.

Người đàn ông nhìn xuống sàn nhà: “Chưa”

“Nếu vậy thì tôi sẽ cầu nguyện cùng anh,- tôi nói - và cầu nguyện cho sự cứu rỗi các cháu, song với một điều kiện”.

“Điều kiện gì?”- Người đàn ông nôn nả hỏi.

“Điều kiện là anh sẽ đến gặp các con mình và xin chúng tha thứ cho sự nghiện ngập của anh”. Tôi giải thích, chăm chú nhìn ông ta, chờ đợi câu trả lời.

Ông ta đăm đăm nhìn tôi và đồng ý. Sau đó chúng tôi cùng cầu nguyện. Khi tha tội, chúng ta giải phóng người khác khỏi tội lỗi. Song, nếu chúng ta không tha thứ, tội lỗi sẽ bị cầm lại. Đó là nguyên tắc trong nước Đức Chúa Trời.

Những đứa con của người đàn ông nói trên căm thù ba mình vì ông ta nghiện ngập. Chúng không tha thứ cho ông. Vì thế chúng cầm tội của ba mình lại và chính chúng bắt đầu say điều mình ghét. Sự thù hận trói buộc tội lỗi. Chúng đã buộc mình vào tội lỗi của người cha.

Cách đây vài năm, khi ở Washinton, một người phụ nữ đến gặp tôi sau buổi nhóm tại Hội thánh Trưởng lão. Trên mắt cô vương những giọt nước. Khi mọi chuyện rõ ràng, tôi mới biết đó là những giọt nước mắt hàm ơn.

-Tôi muốn cám ơn anh,- người phụ nữ nói trong nước mắt,- vì những gì anh nói hôm nay.

Và cô ta kể lại cho tôi câu chuyện của mình. Chồng của chị từng có một vị trí quan trọng trong ban quản trị của Jimmy Carter và được đồng nghiệp rất tôn trọng. Cả hai vợ chồng đều là người có học và rất tinh tế.

“Mối quan hệ của tôi với mọi người rất tốt và tôi luôn thấy tự tin,- người phụ nữ kể.- Song, khoảng gần một năm lại đây, giữa tôi và hai đứa con gái bắt đầu có chuyện. Tôi không tài nào hiểu nổi chúng. Tôi bắt đầu nghi ngờ không biết mình có là mẹ hiền, vợ tốt hay không?”

Chị tìm kiếm câu giải đáp và tìm đến sự cầu nguyện cùng Lời Chúa. Trong khi tìm kiếm, chị tin nhận Chúa Giêxu, và một thời gian sau người chồng cũng tiếp nhận Chúa. “Cách đây hai tuần,- người phụ nữ tiếp tục,- tự nhiên tôi nhìn thấy là tôi đã phạm sai lầm với các con gái y hệt như mẹ tôi đã phạm cùng tôi. Và các con gái tôi đối xử với tôi giống hệt cách tôi đã đối xử cùng mẹ tôi. Tôi hận chính mình, song không biết phải làm gì”.

Buổi nhóm hôm ấy là bước ngoặt với cô.

“Hôm nay, lần đầu tiên trong đời tôi tha thứ cho mẹ tôi vì những gì bà đã làm với tôi. Tôi muốn thoát khỏi điều đó, song tôi biết mình không thể làm được điều đó. Tôi

cần Chúa Thánh Linh”.

“Và giờ đây,- người phụ nữ kết thúc,- tôi thật nóng lòng về gặp các con tôi. Tôi biết mình đã được giải phóng khỏi quá khứ và không bao giờ lặp lại sai lầm ấy”.

Cần phải tha thứ, để được giải phóng.

Cách đây không lâu tôi đến một Hội thánh và nhận ra nguyên tắc này đúng cho cả Hội thánh nói chung nữa.

Trước đó mấy năm, giữa mục sư của Hội thánh đó và các thành viên có sự mâu thuẫn. Cuối cùng, với sự hối tiếc và lòng nặng nề, người mục sư rời khỏi Hội thánh.

Lúc tôi đến đó, Hội thánh đã thay mục sư vài lượt. Tất cả những mục sư này đều tới Hội thánh với hy vọng tràn trề và những ước muốn thành công tốt lành. Tuy nhiên, lần lượt từng người trong số họ ai nấy đều không tìm được tiếng nói chung với những người trong Hội thánh và tất cả đều khăn gói ra đi. Hội thánh đó luôn thất bại vì đã không tha thứ cho người mục sư đầu tiên.

Khi không tha thứ cho ai đó đã nghịch lại bạn, bạn gánh tội lỗi của họ lên vai mình. Rồi chính bạn sẽ phạm đi phạm lại sai lầm ấy, hết người này đến người khác.

Tại Sharlot, bắc Caroline có người rất lâu vẫn không thể tha thứ cho người đồng nghiệp đầu tiên, vì người ấy đã biệt tăm cùng số tiền hàng, bỏ mặc anh ta phải trả nợ. Nhà thương gia hận đời ấy thất bại mãi cho tới khi anh ta tha thứ cho người đồng nghiệp của mình. Hiện anh ta vui mừng vì thành công mà trước đấy anh không dám mơ.

Một nhà khoa học ở California nghe tôi giảng về nguyên tắc này và điều đó đã thay đổi cuộc sống của ông ta rất nhiều.

Khoảng 15 năm trước khi bố của ông ta qua đời, họ không hề trò chuyện cùng nhau. Người bố qua đời đã được 20 năm. Điều này có nghĩa là đã 35 năm nhà khoa học ấy không thể tha thứ cho người bố của mình.

Bây giờ thì chính ông gặp một nan đề lớn: đã hai năm nay ông ta và đứa con gái không hề trò chuyện. Thậm chí đứa con gái còn chuyển tới Hawaii để sống xa ông bố. Buổi chiều hôm đó nhà khoa học hiểu ra ông ta đã phạm lỗi với con gái giống như bố ông đã phạm cùng ông và bây giờ ông ta gặt bông trái tương tự. Bố của ông đã qua đời từ lâu, ông ta phải làm gì bây giờ?

Song, kể cả là nhiều năm đã trôi qua, thì việc tha thứ cho người bố vẫn quan trọng. Chúng tôi cùng nhau cầu nguyện và nhà khoa học nhận được sự giải phóng mà ông ta thật cần. Chiều hôm ấy, người đàn ông viết một bức thư dài cho đứa con gái, xin lỗi và kể cho con gái những điều mà trước đây cô không hề biết. Sau vài tuần, tôi gặp lại ông ta. Họ đã làm hòa với nhau, và ông ta định sẽ bay tới Hawaii thăm các cháu.

Một số ông bố cho rằng thú nhận mình đã phản bội hay phạm tội cùng con cái mình là dấu hiệu của sự yếu đuối. Chẳng có gì cách xa lẽ thật hơn ý nghĩ sai lầm đó.

Thú nhận sai phạm có nghĩa là làm bước đầu tiên để đạt những đỉnh cao. Biết thú nhận có nghĩa là trở nên giống Chúa Giêxu: tha thứ và trở nên được tha thứ.

Một thực tế là bản thân những người đối xử khắc nghiệt với con cái cũng từng bị đối xử khắc nghiệt khi còn trẻ. Những người làm công tác xã hội, những nhà giáo dục, cảnh sát không thể hiểu rằng đây chính là lẽ thật mà Chúa Giêxu đã dạy. Lẽ thật đó là nền tảng cho cuộc sống con người.

Song, nếu tội lỗi không được tha thứ, nó sẽ bị cầm lại và lan truyền từ cha đến con trai, từ mẹ đến con gái, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lịch sử cho thấy mỗi cuộc phấn hưng vĩ đại trong lịch sử thế giới đều bắt đầu bằng sự giải phóng cần thiết khỏi tội lỗi cho thế hệ sống lúc đó. Thế hệ chúng ta ngày nay cũng cần sự giải phóng. Chính bạn cũng cần sự giải phóng.

Bạn đã tha thứ cho tất cả mọi người chưa: cha mẹ, người cùng làm việc, bạn bè? Bạn đang nhìn thấy tội lỗi của mình lại bắt đầu sống, chỉ có điều bây giờ ở trong con cái bạn?

Chỉ có sự tha thứ mới phá tan cái vòng luẩn quẩn này.

Gary Chopin, nhạc sỹ, cũng là nhà kể chuyện nổi tiếng, trong thời gian sáng tạo cuối cùng để lại cho chúng ta bài thơ ghi sâu vào trí nhớ “Con mèo trong nôi”. Chính hôm nay chúng ta cần phá tan cái vòng luẩn quẩn ấy.

Một đứa trẻ chào đời, một đứa bé sinh ra. Chuyện bình thường, có gì là lạ.

Tôi bận đi xa, trả cho xong món nợ. Lúc nó tập đi, tôi cũng vắng nhà. Và tháng năm cứ thế trôi qua. Nó biết nói khi nào, tôi chẳng rõ.

“Ba! Con sẽ giống như ba”- con tôi thỏ thẻ. “Ba biết mà, rồi con sẽ giống ba.

Ba ơi! Bao giờ ba mới về nhà?” “Bao giờ ư? Ba cũng không biết nữa. Song, bấy giờ ba sẽ tới con ngay. Và bên nhau, rồi sẽ thật tuyệt vời”. Nay, tôi đã về hưu, và con tôi đi xa. Mới đây thôi, tôi “phôn” cho nó.

“Công việc thế nào? Ba rất muốn gặp con” “Con cũng mong thế”- nó trả lời.

“Song, bọn trẻ ốm, công việc túi bụi, sức chẳng còn Gíá mà có thời gian, ba nhỉ!

Được cái ba đ㠓phôn” cho con rồi, hay quá. Thật tuyệt vời, ba đã điện cho con”.

Đặt ống nghe, bỗng nhiên tôi phát hiện cho mình: Con trai tôi giống tôi như đúc.

Một phần của tài liệu Đàn ông vươn lên đỉnh cao (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)