5. Tổng lợi nhuận kế toán
3.2.1 Các giải pháp nhằm nângcao lợi nhuận
3.2.1.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Lý do đưa ra giải pháp
Vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp nó thể hiện quy mô và khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn sẽ có lợi thế kinh doanh.
Mang đặc điểm là một công ty thương mại nên trong quá trình hoạt động Công ty cần một lượng vốn lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được diễn ra liên tục. Nhưng theo phân tích ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty là chưa tốt năm 2011 cứ 100 đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp không tạo được ra một đồng lợi nhuận nào mà còn bị mất 0,8 đồng.
Nội dung giải pháp:
Công ty cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và đặc biệt là vốn lưu động vì vốn lưu động chiếm phần lớn vốn kinh doanh của Công ty. Công ty cần phải lập kế hoạch, có biện pháp để
nâng cao tình hình thu-chi công nợ cũng như nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu đến hạn nhằm tăng nguồn vốn cho kinh doanh. Bên cạnh đó nguồn huy động vốn của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác vì vậy Công ty cần nghiên cứu tìm hiểu các nguồn vốn khác với chi phí thấp hơn.
Điều kiện thực hiện
Để nguồn vốn của Công ty được sử dụng một cách hiệu quả hơn đầu tiên Công ty nên hạn chế sử dụng nguồn vốn vay, khi phải sử dụng phương pháp huy động vốn thì phải chú ý đến lãi suất, thời hạn thanh toán và các điều kiện kèm theo. Công ty có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công nhân viên trong Công ty đây vừa là phương pháp có chi phí thấp lại vừa là điều kiện để cán bộ công nhân viên có trách nhiệm hơn trong công việc. Một biện pháp khác giúp tăng nguồn vốn cho Công ty là thay vì trả cổ tức hàng năm thì các cổ đông sẽ tích lũy cổ tức và nhận một lần sau từ 2-4 năm.
Đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu bằng cách đưa ra các chính sách chiết khấu, ưu đãi hợp lý nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm. Thường xuyên theo dõi tình hình công nợ để kịp thời nhắc nhở khách hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và xử lý kịp thời những khoản nợ khó đòi, áp dụng các hình thức hoạt động của thư tín dụng thương mại để ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn.
3.2.1.2 Giải pháp tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ Lý do đưa ra giải pháp:
Nước ta đang phấn đấu để dần trở thành một nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những máy móc hiện đại sẽ thay thế lao động chân tay để tăng năng suất lao động đây là cơ hội lớn để Công ty mở rộng thị phần của mình. Do đó, công tác nghiên cứu thị trường là một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Nghiên cứu thị trường giúp Công ty nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu, mức thu nhập của người tiêu dùng, dự đoán được khả năng biến động của thị trường,…từ đó đề ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh hợp lý cho Công ty trong từng giai đoạn và trên từng thị trường. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn do sự biến động của nền kinh tế, Công ty còn phải đối mặt
cứu đối thủ cạnh tranh đối với Công ty là cần thiết để nắm bắt nhanh nhu cầu của thị trường, từ đó xác định mặt hàng kinh doanh phù hợp.
Nội dung giải pháp:
Công ty cần đi sâu nghiên cứu đâu là thị trường tiềm năng, thị trường triển vọng nhất của Công ty, khả năng tiêu thụ trên thị trường đó đến đâu. Hiện nay, Công ty chỉ chú trọng vào khai thác ở thị trường Hà Nội mà bỏ qua các thị trường lân cận: Hải Dương, Hưng Yên,…Đây là những tỉnh có nền công nghiệp đang rất phát triển là đoạn thị trường rất tiềm năng Công ty không nên bỏ lỡ.
Mặt khác, với thương hiệu uy tín và chất lượng sản phẩm tốt Công ty đã chiếm lĩnh cho mình một thị phần nhất định nhưng việc duy trì nó cũng là một vấn đề khó khăn khi có rất nhiều các công ty khác cũng gia nhập vào lĩnh vực mà Công ty đang kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty luôn phải nghiên cứu thị trường để tìm cho mình những khách hàng mới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty.
Điều kiện thực hiện
Hoạt động nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thâm nhập vào thị trường mới. Vì vậy, Công ty cần thực hiện hoạt động này một cách kỹ lưỡng và thường xuyên bằng những công việc sau:
Thường xuyên tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới, đánh giá thị trường cũ về tất cả các mặt như: thị phần của Công ty, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu, sự biến động của thị trường trong tương lai.
Thu thập, xử lý thông tin về thị trường tiêu thụ mới như: nhu cầu, đối thủ cạnh tranh, rào cản khi ra nhập vào thị trường mới, cách tiếp cận thị trường đó như thế nào. Để từ đó tiến hành phân tích đánh giá và đưa ra quyết định Công ty có nên xâm nhập vào thị trường mới đó không.
Sau khi tìm kiếm được thị trường mới mà Công ty có khả năng thâm nhập thì phải tiến hành hoạch định các chiến lược mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó phải làm tốt công tác truyền thông quảng cáo, PR, giới thiệu sản phẩm nằm nâng cao thị phần ở những thị trường đã có đồng thời tạo điều kiện để mở rộng ra thị trường mới.
3.2.1.3 Giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh hiệu quả cho Công ty Lý do đưa ra giải pháp:
Chi phí cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận là cách mà nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn. Như đã phân tích ở trên năm 2011, tốc độ tăng của chi phí (123,49%)tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (118,19%), Công ty bị lỗ dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Khi đi sâu nghiên cứu em nhận thấy nguyên nhân chi phí tăng là do tốc độ tăng của chi phí giá vốn quá cao (184,96%) mặc dù năm 2011 Công ty đã quản lý và sử dụng tốt chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp (tỷ suất hai loại chi phí này đều giảm). Nhưng việc cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp đã ảnh hưởng tới đời sống của nhân viên trong Công ty.
Nội dung giải pháp:
Công ty cần phải có biện pháp quản lý và sử dụng chi phí hợp lý như: tăng cường công tác quản lý chi phí, tìm hiểu để lập dự toán chi phí cho kì sau,…Tuy nhiên tiết kiệm chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Để tiết kiệm chi phí, trước hết Công ty cần tổ chức tốt công tác quản lý các khoản mục chi phí: Bộ phận quản lý của Công ty cần xem xét cụ thể các hóa đơn, chứng từ về chi phí, phát hiện những khoản mục chi phí không hợp lý để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh lãng phí.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, công ty cần triệt để tiết kiệm đặc biệt là các chi phí tiền điện, điện thoại…hạn chế việc nhân viên sử dụng chi phí công cho mục đích cá nhân. Công ty có thể tiết kiệm một số chi phí khác bằng cách khai thác công cụ Internet, trả cho nhân viên các khoản phụ cấp đi công tác thay vì đi ô tô của công ty để tiết kiệm chi phí bảo hiểm, xăng xe và một số chi phí khác…
Theo như phân tích ở trên tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, đặc biệt là chi phí giá vốn, làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Do vậy, để giảm bớt chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới Công ty cần phải có những biện pháp tích cực và hữu hiệu.
Để sử dụng chi phí một cách có hiệu quả Công ty phải tăng cường công tác quản lý chi phí, lập kế hoạch sử dụng chi phí cho kì tiếp theo. Công ty nên có hình thức khen thưởng kịp thời cho những cá nhân phòng ban đã tiết kiệm được chi phí. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vượt quá định mức một cách bất hợp lý.
Giảm chi phí giá vốn hàng bán ở mức tối đa có thể như: khi nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục kê khai, đóng thuế theo đúng quy định. Ngoài ra, Công ty cần tìm kiếm thêm các nhà cung cấp tiềm năng để nguồn cung ứng có nhiều sự lựa chọn, không chịu sức ép về giá.
Tận dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ với các khoản vay ngân hàng, tránh tình trạng bị phạt do vi phạm hợp đồng, bị xử phạt do làm sai các quy định tài chính,...
3.2.1.4 Giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động Lý do đưa ra giải pháp:
Thực tiễn đã chứng minh con người luôn đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Công ty dang sỡ hữu một đội ngũ nhân viên tiềm năng nhưng công tác quản lý và sử dụng nhân viên của Công ty chưa thực sự tốt. Nhân viên trong Công ty phải kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nhau nên năng suất lao động của Công ty cũng vì thế mà bị giảm sút, hiệu quả làm việc chưa cao.
Nội dung giải pháp:
Để người lao động có thể cống hiến hết mình cho doanh nghiệp cần phải tạo môi trường làm việc tốt nhất cho họ. Như vậy, Công ty cần hiểu rõ năng lực cũng như hoàn cảnh của từng lao động cho Công ty để sắp xếp công việc phù hợp nhất với khả năng của mỗi người, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy được thế mạnh của mình hoàn thành tốt công việc của Công ty.
Tổ chức phân bổ nguồn lực lao động một cách khoa học, hợp lý, không để cán bộ công nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều phần hành vì điều này có ảnh hưởng lớn đến khả năng sáng tạo cũng như làm cho NSLĐ giảm. Tổ chức sắp xếp công việc theo đúng chuyên môn của người lao động, tổ chức quản lý, sử dụng lao động rõ ràng, cụ thể, gắn kết quả sản xuất kinh doanh của nguồn lao động với tiền lương, tiền thưởng, góp phần tạo điều kiện để người lao động huy hết năng lực của mình, tiết kiệm được thời gian và làm tăng NSLĐ cho công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng nên thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, tác phong công nghiệp cho người lao động, nâng cao tinh thần tập thể, hợp tác trong công việc, tạo ra sự phối hợp một cách hiệu quả giữa các bộ phận, cá nhân trong công ty.
Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty có thể nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ công nhân viên thông qua các chương trình đào tạo, các khóa học ngắn hạn. Các chương trình đào tạo, khóa học ngắn hạn về trước mắt có thể làm tăng chi phí kinh doanh của công ty nhưng về lâu dài nó sẽ có tác dụng tăng năng suất hiệu quả công việc, từ đó giúp tiết kiệm chi phí vì trình độ chuyên môn có ý nghĩa quyết định đến NSLĐ và hiệu quả công việc.
Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý kinh doanh phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của Công ty.
Điều kiện thực hiện
Hiệu quả lao động sẽ tăng cao nếu Công ty biết bố trí lao động khoa học, hợp lý tạo môi trường làm việc tốt nhất cho toàn bộ nhân viên trong Công ty. Để làm được như vậy Công ty cần phải:
Cần tìm hiểu rõ năng lực của từng lao động trong Công ty để sắp xếp công việc phù hợp nhất với khả năng của từng người để tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy thế mạnh của mình hoàn thành tốt công việc được giao. Các phòng ban phải có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau và được bố trí một cách khoa học, gọn gàng và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, Công ty phải có hệ thống khen thưởng bằng tinh thần và cả vật chất, quan tâm đến đời sống điều kiện làm việc của nhân viên, giúp đỡ, động viên
kịp thời khi họ gặp khó khăn. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng trình độ, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Nói tóm lại, để thực hiện được các giải pháp trên, ban lãnh đạo Công ty nên xây dựng kế hoạch cụ thể, tiến hành đồng bộ và cần thực hiện từng bước trong thời gian dài mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn.