Con ngƣời trong việc trực tiếp tổ chức thực hiện chƣơng trình cải cách.

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 61)

2. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính (2002) Nxb Lao Động.

2.2. Con ngƣời trong việc trực tiếp tổ chức thực hiện chƣơng trình cải cách.

nội dung chƣơng trình cải cách hành chính phải đƣợc triển khai mở rộng cụ thể hoá ở các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng. Chỉ có mở rộng và cụ thể hoá thì cải cách mới mang lại kết quả thực sự và hiệu quả. Chính trong quá trình mở rộng và cụ thể hoá này vai trò của con ngƣời mà cụ thể ở đây là cán bộ công chức làm công tác quản lý và trực tiếp công tác cải cách hành chính nói riêng và cán bộ công chức hành chính nói chung có một vai trò rất lớn. Chính họ làm cho Chƣơng trình cải cách của Chính phủ trở nên sống động hơn, cụ thể hơn sâu sát hơn...

Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng, cụ thể hoá cán bộ, công chức - những ngƣời trực tiếp thực hiện cải cách hành chính, do vị trí công việc, do những đặc điểm cá nhân chủ quan của mình sẽ đƣa vào trong nội dung công việc cải cách hành chính không ít những thiên kiến cá nhân, trong đó có cả những cái đúng, cái tốt làm cho công cuộc cải cách cụ thể hơn tốt hơn, nhƣng cũng có cả cái sai lệch làm chệch mục tiêu cơ bản của chƣơng trình. Khi xem xét tới vai trò nhân tố chủ thể của con ngƣời trong việc xây dựng nên chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính không chỉ đơn thuần nhìn thấy mặt tích cực, cái tốt mà còn cần phải chú ý tới cả các phƣơng diện hạn chế của con ngƣời. Chỉ có nhƣ thế mới thực sự phát huy đƣợc vai trò của con ngƣời.

Nhƣ vậy, nội dung của công tác cải cách hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nƣớc mà bắt đầu từ việc xây dựng nên các chính sách cải cách là biểu hiện hoạt động của những con người cụ thể với vai trò là chủ thể của quá trình thực hiện và hoàn thiện những chu kỳ cải cách.

2.2. Con ngƣời trong việc trực tiếp tổ chức thực hiện chƣơng trình cải cách. cải cách.

Theo một số từ điển giải nghĩa hành chính, thuật ngữ “tổ chức” chủ yếu đƣợc dùng với ba nghĩa sau:

Thứ nhất: tổ chức đƣợc hiểu nhƣ một khách thể nào đó, một hệ thống có cấu trúc bên trong phức tạp (tổ chức sản xuất, tổ chức nghiên cứu khoa học.v.v.)

Thứ hai: nó chỉ tình trạng có tổ chức, trật tự của một tổng thể những hiện tƣợng, hình thức bên trong, cấu trúc của hệ thống.

Thứ ba: nó chỉ hoạt động của cơ quan, bộ máy, con ngƣời nhằm tạo ra tình trạng ngăn nắp, tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh.

Trong hoạt động tổ chức thực hiện cải cách, tổ chức đƣợc xem nhƣ chức năng quản lý, công tác quản lý để hoàn thành các mục tiêu cải cách (theo nghĩa thứ ba).

Về tính chất của hoạt động tổ chức nhƣ V. I. Lênin đã chỉ rõ “khi vạch ra những chính sách đúng, đƣờng lối đúng rồi, sự thành công tùy thuộc trƣớc hết vào việc tổ chức”. Về bản chất của tổ chức, nó đƣợc xem là một chức năng đặc thù của quản lý để thực hiện quyết định một cách có hiệu quả, đảm bảo quan hệ qua lại hữu cơ, tối ƣu giữa các yếu tố của hệ thống, những mối quan hệ phối hợp và lệ thuộc có mục tiêu giữa chúng. Chức năng tổ chức còn đòi hỏi phải xây dựng hệ thống quản lý có thể tác động một cách hợp lý đến hệ thống bị quản lý nhằm hoàn thiện những nhiệm vụ đã đƣợc đề ra, bằng cách sử dụng những phƣơng pháp và phƣơng tiện có hiệu quả nhất.

Từ bản chất của con ngƣời là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con ngƣời sống trong xã hội và không thể tách rời xã hội. Do đó hoạt động tổ chức con ngƣời không tách rời xã hội. Có thể nói tổ chức hoạt động của con người một cách có khoa học là thiết lập sự hài hoà, tối ưu những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của cá nhân, tập thể, cũng như điều hoà những yêu cầu của cá nhân, tập thể và xã hội với nhau để đạt được mục tiêu chung.

Tổ chức con ngƣời là một công việc khó khăn, phức tạp. Với quan niệm về bản chất tổ chức nhƣ trên, chúng ta có thể luận giải nó qua các mặt cụ thể sau:

Một là: Hoạt động tổ chức con ngƣời trƣớc tiên là phải xác định đƣợc vị trí đúng đắn của mỗi ngƣời trong tập thể, trong hệ thống xã hội, quy định rõ chức năng, quyền hạn và vai trò xã hội của họ.

Hai là: tổ chức con ngƣời có nghĩa là đào tạo, bồi dƣỡng con ngƣời; hƣớng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của họ với tƣ cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức. Ở đây, vai trò của công tác giáo dục, đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đƣợc các nƣớc đƣa lên quốc sách hàng đầu.

Ba là: Tổ chức con ngƣời còn có ý nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhân (trƣớc hết là trong công việc và trong sinh hoạt) những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện tốt nhất vai trò xã hội của mình; gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của tập thể, dân tộc.

Nhƣ vậy, muốn tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân trong tổ chức thực hiện vai trò xã hội của mình, nhà tổ chức cần giúp họ thích nghi, hoà hợp với nhau, với tập thể nhằm tạo cho cá nhân vừa có tính độc lập, sáng tạo, vừa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa họ và các thành viên khác. Trên lý thuyết, để tổ chức con ngƣời đạt hiệu quả tối ƣu cần phải có sự thích ứng hòa nhập các yếu tố sau với nhau:

a. Sự thích ứng về mặt thể chất, sinh lý, về những điều kiện của hoạt động: trình độ chuyên môn, kỹ thuật, mức độ căng thẳng, thời gian làm việc… b. Sự thích ứng với nhau về mặt tâm lý, khí chất, tính cách, xu hƣớng, định hƣớng giá trị, hứng thú, quan niệm, thói quen… nhằm tạo ra không khí tâm lý tốt trong tập thể.

c. Sự thích nghi về mặt xã hội – tâm lý, sự thích nghi giữa cá nhân và tập thể, đồng nghiệp với lãnh đạo… giúp cho mọi ngƣời có nhận thức và chấp nhận tự giác các quy tắc, các giá trị, tiêu chuẩn hành vi đã đƣợc quy định bởi tập thể xã hội.

Thực tế cho thấy, để có một số yếu tố thích ứng, hoà nhập với nhau giữa các con ngƣời trong tổ chức cũng đòi hỏi nhiều cố gắng trong đổi mới tổ chức: Tổ chức con ngƣời còn có nghĩa là thƣờng xuyên kiểm tra xem mỗi con

ngƣời có thực hiện đúng vai trò xã hội của mình hay không. Muốn làm đƣợc điều đó cần thƣờng xuyên tác động, uốn nắn và đánh giá đúng về kết quả hoạt động của con ngƣời (phải hiểu rõ các nét tâm lý chung của con ngƣời để có những cách thức cƣ xử hợp lý.)

2.2.1. Đội ngũ cán bộ công chức với việc tổ chức thực hiện các chương trình cải cách

Cải cách hành chính đạt kết quả không chỉ dừng ở xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thực hiện mà điều quan trọng hơn chính là việc tổ chức thực hiện quyết định chƣơng trình, kế hoạch cải cách cũng nhƣ quản lý cụ thể đối với khách thể của hoạt động, điều chỉnh sự vận động của nó đến mục tiêu đã đề ra bằng cách sử dụng vào mục đích ấy tất cả mọi phƣơng tiện thuộc quyền của chủ thể mà trƣớc hết là những phƣơng tiện vật chất và tài chính.

Cải cách hành chính nhà nƣớc là một hoạt động xã hội có nhiệm vụ rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi phải có cách tổ chức thực hiện từng bước vững chắc có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn khâu đột phá cho từng giai đoạn cụ thể. Do vậy, việc tổ chức thực hiện cải cách hành chính cũng là hoạt động tổ chức con ngƣời, cụ thể đó là hành động tổ chức lại hệ thống hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc.

Ở Việt Nam, việc tổ chức lại hệ thống hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức nhà nƣớc nhằm xác định rõ và tăng cƣờng chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tạo ra sự rành mạch trong phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp; đồng bộ hệ thống hành chính, chống sự chồng chéo, thiếu thống nhất; xóa bỏ hệ thống hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chƣa thông suốt.

Quá trình hệ thống lại hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức cũng chính là quá trình sắp xếp, thay thế, luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ công chức cho phù hợp với chức năng, khả năng và nhiệm vụ; bồi dƣỡng, giáo dục nhằm khắc phục những điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc.

Việc thực thi toàn bộ nội dung chủ yếu của cải cách nền hành chính Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 bao gồm: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công là nhiệm vụ tất yếu của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước hiện nay. Cán bộ công chức là nhân tố của tổ chức, là người điều hành bộ máy tổ chức.

Với tính chất là hoạt động có quy mô lớn, công tác tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nƣớc phải tuân thủ những nguyên tắc chung của hệ thống tổ chức, quản lý; đó là tính đồng bộ, tính hệ thống, tính khoa học và tính khách quan; nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc khuyến khích, v.v. cũng nhƣ đảm bảo cả những điều kiện sau:

- Sự phù hợp của thành phần, cấu trúc và các chức năng của hệ thống hành chính với mục tiêu cải cách đặt ra cho hệ thống.

- Khả năng của phân hệ tổ chức (chủ thể tổ chức là cá nhân hay tập thể, các cấp hay các ngành.v.v.) thực hiện đƣợc tất cả các nhiệm vụ tổ chức cải cách.

- Sự phân công rõ ràng các chức năng giữa các khâu của hệ thống thực hiện tổ chức, tránh sự trùng lặp và những khâu thừa.

- Số lƣợng tối ƣu của các khâu thực hiện tổ chức và các cán bộ trong mỗi khâu với khối lƣợng công việc hợp lý

- Quy định sự rõ ràng giữa trách nhiệm tổ chức và quyền hạn

- Tổ chức hợp lý các quá trình thông tin giữa các phân hệ tổ chức cải cách

- Sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn với trình độ thành thạo công việc.

Nhƣ vậy, điều quan trọng nhất trong công tác tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nƣớc là phải xác định rõ vai trò của phân hệ tổ chức thực hiện từ các cá nhân là các cán bộ, công chức lãnh đạo đến các cấp, các ngành

trong việc đạt tới mục đích thực hiện hoàn thiện Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc.

Tổ chức thực hiện cải cách không chỉ đơn thuần là vấn đề quản lý mà còn là một vấn đề xã hội. Hoạt động này gắn liền với vị trí và vai trò của con ngƣời trong hệ thống xã hội, giữa những quan hệ ngƣời với ngƣời trong các cơ quan hành chính, làm thay đổi con ngƣời không những với tƣ cách là ngƣời lao động mà còn với tƣ cách một tồn tại xã hội và trí tuệ.

Con ngƣời là yếu tố hợp thành cơ bản của hệ thống xã hội, còn hoạt động của con ngƣời luôn là cơ sở của đời sống và hoạt động của xã hội, là cội nguồn của các giá trị vật chất tinh thần. Do đó, kết quả của bất kỳ một công việc, một mục tiêu nào cũng phụ thuộc vào hoạt động của con ngƣời, vào tính tích cực, trình độ chuyên môn, thành thạo của mỗi ngƣời, vào thói quen lao động, vào cách bố trí và tác động qua lại lẫn nhau giữa những con ngƣời với nhau cũng nhƣ với các yếu tố kỹ thuật, công nghệ… Công chức và đội ngũ cán bộ công chức là nhân tố chủ yếu, hàng đầu và là lực lƣợng lao động nòng cốt có vai trò cực kỳ quan trọng trong quản lý và tổ chức hoạt động cải cách hành chính. Dƣới vai trò là chủ thể tổ chức, đội ngũ cán bộ công chức thực hiện vai trò là nhà quản lý một khâu hay một quá trình nào đó trong chƣơng trình hay hệ thống cải cách.

2.2.2. Quần chúng nhân dân với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách

Tổ chức thực hiện cải cách không chỉ đơn thuần là vấn đề quản lý mà còn là một vấn đề xã hội có quy mô lớn. Việc tổ chức thực hiện luôn có sự tham gia giám sát và thúc đẩy từ phía quần chúng nhân dân trên nguyên tắc ''dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc hƣớng tới một nền hành hành chính phát triển cũng chính là chấp nhận sự tham gia của công chúng vào công việc quản lý nhà nƣớc với tƣ cách là “ngƣời nghiệm thu”, là những “khách hàng” của nền hành chính. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân làm cho công việc cải cách hành chính sẽ có đƣợc sự giám sát về chất lƣợng, hơn nữa còn là ngƣời phản biện giúp cho việc tiến hành cải cách hành chính đạt đƣợc kết quả mong muốn;

làm cho nền hành chính thực sự là nền hành chính của dân, do dân, vì dân; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Sự tham gia của quần chúng nhân dân vào công tác tổ chức thực hiện cải cách hành chính là cách thức tốt nhất để xây dựng lại tâm lý con ngƣời thích ứng với môi trƣờng cải cách, thiết lập tính đồng bộ, gắn kết các nhiệm vụ cải cách với các mục tiêu cải cách. Tăng cƣờng sự gia nhập các đề xuất hành động cần thiết để việc tổ chức cải cách hành chính có những đột phá; thúc đẩy tính đồng bộ trong việc triển khai tổ chức thực hiện cải cách ở các cấp, các ngành, từ trên xuống, từ dƣới lên.

Với tính chất là hoạt động xã hội, hoạt động cải cách hành chính cần có sự đồng thuận của ngƣời dân. Trong điều kiện phát triển hiện nay, sự bất đối xứng về mặt thông tin giữa ngƣời dân với các hoạt động hành chính gần nhƣ là không còn. Công khai hoạt động cải cách hành chính là cơ hội tốt nhất để đẩy mạnh cải cách hành chính.

Nhƣ vậy, tất yếu trong chƣơng trình cải cách hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay - một hoạt động xã hội, không có một nhân tố nào khác có thể thay thế đƣợc con ngƣời Việt Nam trong vị trí và vai trò là chủ thể tổ chức thực hiện toàn bộ quá trình cải cách.

Một phần của tài liệu Nhân tố con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)