2.1. Mục tiêu:
Theo dõi, đánh giá mức độ sinh trưởng của các dòng bạch đàn chọn lọc PNCTIV, PNCT3 và PNCT4 đã được trồng mô hình năm 2010 tại xã Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
2.2. Nội dung đánh giá
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chọn lọc (D, H, V)
- Đánh giá chất lượng rừng trồng các dòng chọn lọc ( Tỷ lệ sống, cấp sinh trưởng, tỷ lệđồng đều, sâu bệnh hại..)
2.3. Phương pháp đánh giá.
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Trên lô đất đã chọn, tại mỗi địa điểm trồng mô hình, diện tích lô đất (3,0 ha) được chia thành 4 khối (4 lặp) sao cho mỗi khối đảm bảo các yếu tố về lập địa là tương đối đồng nhất, diện tích đủ lớn để trồng các dòng chọn lọc và dòng đối chứng. Trong khối (lặp) được chia thành 4ô, 4 dòng bạch đàn được bố trí trồng riêng rẽ theo 4ô (xem sơđồ phụ lục 03).
- Trong mỗi ô bố trí các ô tiêu chuẩn cố định để theo dõi lâu dài. Ô tiêu chuẩn hình chữ nhật, có diện tích 270m2 gồm 36 cây (6 hàng x 6 cây). Mỗi dòng thiết lập 4 ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu.
- Kỹ thuật trồng rừng:
+ Mật độ rừng trồng là 1.333 cây/ha. Cự li trồng hàng cách hàng = 3 mét, cây cách cây = 2,5m. Kích thước hố trồng 40 x 40 x 40 cm.
+ Phân bón dùng cho trồng rừng là phân tổng hợp NPK (10:5:5) và phân chuồng hoai, cụ thể như sau: bón lót 3,0 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg phân NPK/cây, năm thứ 2 có bón thúc 0,2 kg phân NPK/cây.
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng theo Quy trình trồng rừng thâm canh thủ công của Tổng công ty Giấy Việt Nam ban hành.
3
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Trong ô tiêu chuẩn, các chỉ tiêu thu thập để đánh giá là: Tỷ lệ sống, đường kính thân cây (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt), độ thẳng thân cây, cấp sinh trưởng, tình hình sâu, bệnh hại.
- Tỷ lệ sống: đếm các cây còn sống trong ô tiêu chuẩn.
- Đường kính thân cây (D1.3): đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m, đo bằng thước kẹp kính (độ chính xác đến mm)
- Chiều cao vút ngọn (Hvn): đo từ sát mặt đất tới đỉnh ngọn sinh trưởng, đo bằng thước Sào (sào bằng tre, nứa: có khắc các giá trịđo) (độ chính xác đến cm)
- Đường kính tán (Dt): đo chiều rộng tán bằng thước mét, đo chiều rộng tán ở
hai hướng Đông – Tây và Nam – Bắc sau đó lấy trị số trung bình cộng của hai chiều tán đểđánh giá.
- Đánh giá theo cấp sinh trưởng của cây: Được chia làm 3 cấp như sau: Cấp I : Cây sinh trưởng tốt, sức sống tốt, không sâu, bệnh Cấp II: Cây sinh trưởng bình thường
Cấp III: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, bị sâu hoặc bệnh làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng.
- Đánh giá độ thẳng thân cây: Được phân làm 3 cấp như sau: Cấp I : Thân cây thẳng
Cấp II: Thân cây có một vài chỗ hơi cong, nhưng đường trục thẳng từ
ngọn tới gốc chưa vượt ra ngoài giới hạn thân cây.
Cấp III: Thân cây rất cong, đường trục thẳng từ gốc đã vượt ra ngoài giới hạn thân cây
- Đánh giá và phân cấp sâu, bệnh hại: Được xác định theo tỷ lệ bị bệnh cho các giống (tỷ lệ bị bệnh: là tỷ số % số cây bị sâu, bệnh trên tổng số cây điều tra)
4 Cấp 0: không bị hại Cấp I: < 25 % tán lá bị hại Cấp II: 26 - 50 % tán lá bị hại. Cấp III: 51 - 75 % tán lá bị hại. Cấp IV: > 75 % tán lá bị hại. Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại theo quan sát phát hiện ở thời điểm hiện tại.
- Số liệu được thu thập định kỳ một năm một lần vào cuối mùa sinh trưởng (tháng 11 - 12 hàng năm) 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu - Tỷ lệ sống trên ha (TLS): = ×100 Nbd Nht TLS (%) Trong đó: Nht : là mật độ rừng hiện tại Nbd : là mật độ trồng rừng ban đầu
- Hệ số biến động (W%) được tính theo công thức: W% = Sd / X * 100 Trong đó: W% : là hệ số biến động
Sd : là sai tiêu chuẩn mẫu
X : là trung bình mẫu
Hệ số biến động là chỉ tiêu biểu thị mức độ biến động bình quân của dãy trị
số quan sát, chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ đồng đều của cây. Hệ số biến
động càng nhỏ sinh trưởng cây sinh trưởng càng đồng đều và ngược lại. - Thể tích thân cây được tính theo công thức:
. . ( ) 4 3 2 3 , 1 H f m D Vc =Π V c : Thể tích trung bình của cây 2 3 , 1
D : Đường kính trung bình của cây
H : Chiều cao trung bình của cây f : Hình số tự nhiên (= 0,5) π : 3,14
- Lượng tăng trưởng bình quân chung vềđường kính D1.3 & chiều cao Hvn ∆D1.3 = X /A (cm/năm) ∆Hvn = X /A (m/năm) Trong đó: X : là giá trị trung bình về D1.3 & Hvn tại tuổi A A: là tuổi cây
5
- Tính trữ lượng gỗ cho một ha rừng trồng: M =n×V Trong đó: M : là trữ lượng của một ha rừng trồng
n : là số cây trong một ha rừng trồng
V : là thể tích cây bình quân
- Lượng tăng trưởng bình quân năm: ∆M = M/A (m3/ha/năm) Trong đó: ∆M: lượng tăng trưởng bình quân hàng năm
M : là trữ lượng cây đứng trên một ha. A : là tuổi của cây
- Số liệu sau khi thu thập được xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê trong lâm nghiệp; (Phân tích phương sai Anova: - Kiểm tra sinh trưởng của các dòng bạch đàn tại các địa điểm thí nghiệm).