C: Thể tích trung bình của cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom và xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn lọc PNCTIV; PIVCT3 và PNCT4 (Trang 63 - 68)

23 3 , 1

D : Đường kính trung bình của cây

H : Chiều cao trung bình của cây f : Hình số tự nhiên (= 0,5)

π : 3,14

- Lượng tăng trưởng bình quân chung về đường kính D1.3 & chiều cao Hvn ∆D1.3 = X /A (cm/năm) ∆Hvn = X /A (m/năm) Trong đó: X : là giá trị trung bình về D1.3 & Hvn tại tuổi A A: là tuổi cây

- Tính trữ lượng gỗ cho một ha rừng trồng: M =n×V Trong đó: M : là trữ lượng của một ha rừng trồng

n : là số cây trong một ha rừng trồng

V : là thể tích cây bình quân

- Lượng tăng trưởng bình quân năm: ∆M = M/A (m3/ha/năm) Trong đó: ∆M: lượng tăng trưởng bình quân hàng năm

M : là trữ lượng cây đứng trên một ha. A : là tuổi của cây

- Số liệu sau khi thu thập được xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê trong lâm nghiệp; (Phân tích phương sai Anova: - Kiểm tra sinh trưởng của các dòng bạch đàn tại các địa điểm thí nghiệm).

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢĐẠT ĐƯỢC 3.1. Tỷ lệ sống 3.1. Tỷ lệ sống

Tại thời điểm 7 tháng tuổi (năm 2011), tỷ lệ sống của rừng trồng các dòng bạch đàn đều đạt rất cao. Ba dòng PN14, PNCTIV và PNCT4 đều đạt 94,44%, dòng PNCT3 đạt 93,06%. Điều đó cho thấy, giai đoạn đầu cả 4 dòng bạch đàn trồng thí nghiệm đều thích nghi và phù hợp với điều kiện lập địa, khí hậu nơi trồng rừng.

5 Bng 1:Tỷ lệ sống rừng trồng các dòng bạch đàn 18 tháng tuổi (năm 2012) ở Yên Thế - Bắc Giang STT Dòng TLS năm 2011 (7 tháng tuổi) (%) TLS năm 2012 (18 tháng tuổi) (%) TLS năm 2012 giảm so với ở 7 tháng tuổi (%) 1 PN14 94,4 93,5 0,9 2 PNCTIV 94,4 93,5 0,9 3 PNCT3 93,1 83,3 9,8 4 PNCT4 94,4 87,0 7,4 Trung bình 94,1 89,3 4,8

Kết quả ở bảng 1 cho thấy tỷ lệ sống của rừng trồng các dòng bạch đàn ở thời điểm 18 tháng tuổi đã có sự biến động so với ở thời điểm 7 tháng tuổi. Dòng có tỷ lệ sống giảm mạnh nhất là dòng PNCT3 (9,8%), tiếp đó là dòng PNCT4 (7,4%), dòng PNCTIV và PN14 có tỷ lệ sống giảm thấp chỉ (0,9%).

Nguyên nhân làm tỷ lệ sống của các dòng giảm đi chủ yếu là do ảnh hưởng của thiên tai (bão, lốc) đã gây đổ gãy và lướt cây không thể khắc phục được. Tuy vậy, tỷ lệ sống hiện tại thời điểm 18 tháng tuổi của khu rừng trồng đạt trên 89%, đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ thành rừng theo quy định.

3.2. Sinh trưởng

Năm 2011, ở thời điểm sau trồng 7 tháng tuổi, kết quả đánh giá sinh trưởng về đường kính và chiều cao vút ngọn rừng trồng các dòng bạch đàn ở Yên Thế - Bắc Giang, trong đó: Sinh trưởng đường kính D1.3 đứng đầu là dòng PNCT3 (3,43cm), tiếp đó là dòng PNCTIV (3,20cm), dòng PNCT4 (2,89cm) và dòng PN14 (2,42cm).

Sinh trưởng chiều cao Hvn đứng đầu là dòng PNCT4 (4,64m), PNCT3 (4,31m), PNCTIV (4,26m) sau cùng là dòng PN14 (3,67m).

6 Bng 2: Sinh trưởng các dòng bạch đàn 18 tháng tuổi (năm 2012) tại Yên Thế – Bắc Giang STT Dòng (cm) D1.3 W(%) D1.3 Hvn (m) W(%) Hvn (Cm) ∆D1.3 ∆(m) Hvn 1 PN14 6,44 14,27 7,3 7,49 4,29 4,9 2 PNCTIV 6,97 11,88 9,4 6,51 4,65 6,3 3 PNCT3 7,54 12,51 9,3 7,93 5,03 6,2 4 PNCT4 6,91 12,51 9,4 10,83 4,61 6,3 Trung bình 6,97 12,79 8,9 8,19 4,65 5,9

Kết quả đánh giá sinh trưởng về đường kính thân cây tại vị trí 1.3m (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) rừng trồng các dòng bạch đàn ở Yên Thế - Bắc Giang thời điểm 18 tháng tuổi được thể hiện trong bảng 2 cho thấy:

Dòng PN14 có sinh trưởng đường kính (D1.3) trung bình 6,44cm và chiều cao vút ngọn 7,3m.

Dòng PNCTIV có sinh trưởng đường kính (D1.3) trung bình 6,97cm và chiều cao vút ngọn 9,4m.

Dòng PNCT3 có sinh trưởng đường kính (D1.3) trung bình 7,54cm và chiều cao vút ngọn 9,3m.

Dòng PNCT4 có sinh trưởng đường kính (D1.3) trung bình 6,91cm và chiều cao vút ngọn 9,4m.

Kiểm tra sự sai khác về đường kính và chiều cao của các dòng bạch đàn , tiến hành sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS16.0, kết quả phân tích đã cho thấy: sinh trưởng của đường kính và chiều cao ở 4 dòng bạch đàn là có sự sai khác rõ rệt (xác xuất F của cả đường kính gốc và chiều cao nhỏ hơn 0.05). Kết quả phân nhóm về đường kính và chiều cao theo tiêu chuẩn Ducan được thể hiện trong

(phụ lục 2.4 và 2.5). Kết quả phân nhóm về đường kính gốc, dòng PNCT3 có đường kính lớn nhất thuộc nhóm 3, dòng PNCTIV, PNCT4 thuộc nhóm 2, dong PN14 có đường kính nhỏ nhất thuộc nhóm 1. Kết quả phân nhóm về chiều cao vút ngọn cho thấy, 3 dòng chọn lọc có chiều cao vút ngọn tương đương nhau thuộc nhóm 2, dòng PN14 có chiều cao vút ngọn thấp hơn thuộc nhóm 1.

Kết quả đánh giá về hệ số biến động cho thấy hệ số biến động về đường kính và chiều cao giữa các dòng là tương đương nhau và ở mức biến động nhỏ, về đường kính D1.3 hệ số biến động trung bình là 12,79%, sinh trưởng về chiều cao có hệ số biến động giữa các dòng là 8,19%. Như vậy, xét về mức độ đồng đều thì sinh

7

trưởng về chiều cao có sự đồng đều hơn sinh trưởng về đường kính, trong đó sinh trưởng đồng đều nhất là dòng PNCTIV, sau đó là dòng PNCT3, PNCT4 và PN14.

3.3. Đánh giá về thể tích thân cây và năng suất rừng trồng mô hình

Theo Lê Đình Khả việc tính thể tích thân cây từ tuổi 1 đến tuổi 3 chưa rõ ràng khi chưa xác định chính xác hình số của nó ta có thể dùng chỉ số sinh trưởng (Iv = D2*H) để so sánh thân cây trong thí nghiệm. Tại thời điểm 7 tháng tuổi (năm 2011), chỉ số Iv của các dòng bạch đàn biểu hiện sự chênh khá rõ ràng, đứng đầu về chỉ số Iv là dòng PNCT3 (116,5), kế tiếp là dòng PNCT4 (81,97) sau đó là dòng PNCTIV (77,56), dòng PN14 (67,47). Độ vượt so với dòng đối chứng PN14 đứng đầu là dòng PNCT3(73%), sau đó là dòng dòng PNCT4 (21%) và dòng PNCTIV (15%). Trung bình về Iv các dòng chọn lọc vượt đối chứng 36%.

Bng3: Thể tích thân cây trung bình và năng suất rừng trồng các dòng bạch

đàn 18 tháng tuổi (năm 2012) ở Yên Thế - Bắc Giang. STT Dòng cây sMậốt ng/ha độ (cây) Vcây (dm3) M/ha (m3) M (m3/ha/năm) Độ vượt về Vcây (%) 1 PN14 1246 11,9 14,8 9,9 100 2 PNCTIV 1246 17,9 22,3 14,9 151 3 PNCT3 1110 20,8 23,0 15,4 175 4 PNCT4 1160 17,6 20,4 13,6 148 Trung bình 1190 16,9 20,1 13,4 158

Kết quả đánh giá thể tích thân cây và so sánh độ vượt của các dòng chọn lọc so với dòng đối chứng được thể hiện trong bảng 3. Tại thời điểm 18 tháng tuổi, dòng

PN14 (đối chứng) tiếp tục có thể tích thân cây và năng suất rừng trồng thấp nhất với thể tích thân cây trung bình đạt 17,6 dm3 và năng suất rừng trồng đạt 9,9 m3/ha/năm.

Dòng Bạch đàn PNCT3 có thể tích thân cây 20,8 dm3, năng suất rừng trồng đạt 15,4 m3/ha/năm, có độ vượt so với dòng đối chứng về thể tích thân cây là 75%.

Dòng Bạch đàn PNCIV có thể tích thân cây 17,9 dm3, năng suất rừng trồng đạt 14,9 m3/ha/năm, có độ vượt so với dòng đối chứng về thể tích thân cây là 51%.

Dòng Bạch đàn PNCT4 có thể tích thân cây 17,6 dm3, năng suất rừng trồng đạt 13,6 m3/ha/năm, có độ vượt so với dòng đối chứng về thể tích thân cây là 48%.

8

Như vậy xét về thể tích thân cây tại thời điểm 18 tháng tuổi các dòng chọn lọc cho năng suất vượt trội so với dòng đối chứng 58 %.

3.4. Đánh giá chất lượng rừng trồng

Bng 4:Chất lượng rừng trồng và độ thẳng thân cây giữa các dòng bạch đàn 18 tháng tuổi (năm 2012) ở Yên Thế – Bắc Giang.

Cấp sinh trưởng (%) Độ thẳng thân cây (%) STT Dòng TLS (%)

Cấp 1

(tốt) (trung bình)Cấp 2 C(xấấp 3u) (thCấẳp 1 ng) (hơCi cong) ấp 2 (cong)Cấp 3

1 PN14 93,5 77,2 13,9 8,9 89,1 10,9 0

2 PNCTIV 93,5 85,1 12,9 2,0 94,1 5,9 0

3 PNCT3 83,3 86,7 12,2 1,1 95,6 4,4 0

4 PNCT4 87,0 86,2 13,8 0,0 81,9 18,1 0

Trung bình 89,3 83,8 13,2 3,0 90,2 9,8 0

Kết quả đánh giá chất lượng rừng trồng các dòng bạch đàn ở Yên Thế – Bắc Giang tại thời điểm 18 tháng tuổi được thể hiện trong bảng 8 cho thấy: cả 3 dòng chọn lọc có tỷ lệ cây sinh trưởng cấp 1 (sinh trưởng tốt) trên 85%, có chất lượng thân cây đạt độ thẳng cấp 1 rất cao, trung bình trên 90%.

Như vậy, với tỷ lệ cây sinh trưởng có chất lượng cao, cùng với sự phát triển đồng đều sẽ là những yếu tố tiền đề để rừng trồng các dòng chọn lọc đạt năng suất chất lượng cao sau này.

3.5. Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại

Các dòng bạch đàn: PNCTIV, PNCT3, PNCT4 và PN14 trồng tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, ở giai đoạn mới trồng thấy xuất hiện sâu cuốn lá trên toàn diện tích xong mật độ rất thấp, tỷ lệ gây hại không đáng kể và chỉ trong thời gian ngắn. Tại thời điểm 18 tháng tuổi, tình hình rừng sinh trưởng và phát triển tốt và không có sâu bệnh hại.

9

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom và xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn lọc PNCTIV; PIVCT3 và PNCT4 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)