Xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm ra quy luật phát sinh phát triển của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá keo tai tượng (Acacia Mangium wild) ở vườn ươm công ty Vinafor tỉnh Cao Bằng (Trang 33 - 34)

4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.2. Xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm ra quy luật phát sinh phát triển của

của bệnh phấn trắng lá Keo trong quá trình nghiên cứu tại vườn ươm

- Điều tra bệnh phấn trắng trước khi tiến hành các biện pháp phòng trừ.

Kế thừa một số tài liệu về điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế của khu vực tỉnh Cao Bằng: Đất đai, địa hình, dân số, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, tình hình gây trồng Keo tại khu vực trong thời gian qua.

Những nghiên cứu về cây Keo tai tượng và tình hình bệnh hại và các loại bệnh hại mà cây Keo đã mắc phải ở vườn ươm nghiên cứu, cũng như ở nước ta.

Xác định loại vật gây bệnh.

Quy luật phát sinh phát triển của bệnh.

Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và quy luật phát sinh phát triển của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng, song song với những thí nghiệm bố trí ngoài thực địa tiến hành theo dõi ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ của các tháng trong thời gian nghiên cứu đến sự phát sinh phát triển của bệnh để tìm ra quy luật phát sinh phát triển làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh.

* Theo dõi tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Hình thái bào tử.

Sự nảy mầm của bào tử, thời gian nảy mầm.

Để phân tích kết quả nghiên cứu trong thời gian làm thí nghiệm theo dõi một số chỉ tiêu khí tượng ngoài thực tế, kết hợp với nghiên cứu tại phòng thí nghiệm để tìm ra quy luật phát sinh phát triển của bệnh. Các số liệu điều tra, theo dõi được ghi vào các mẫu bảng đã chuẩn bị sẵn theo phương pháp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điều tra sâu bệnh hại trong lâm nghiệp của Phạm Quang Thu (2000). Trần Văn Mão (1997); Đặng Kim Tuyến (2008).

Để tìm ra quy luật phát sinh phát triển của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng, song song với những thí nghiệm bố trí ngoài thực địa thì trong phòng thí nghiệm đưa mẫu vật gồm cả cây nhiễm bệnh và cây khỏe vào phòng thí nghiệm đặt cạnh nhau để theo dõi số cây theo dõi là 300 cây.

Hàng ngày đo nhiệt độ, ẩm độ không khí và dùng kính lúp và kính hiển vi để theo dõi sự lây lan của vết bệnh. Sau khi căn cứ vào đặc điểm lây lan xâm nhiễm và sự hình thành bào tử của mẫu đi giám định loại vật gây bệnh.

Để phân tích kết quả nghiên cứu trong thời gian làm thí nghiệm theo dõi một số chỉ tiêu khí hậu ngoài trời kết hợp với các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ theo dõi tại phòng thí nghiệm để tìm ra quy luật phát sinh phát triển của bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá keo tai tượng (Acacia Mangium wild) ở vườn ươm công ty Vinafor tỉnh Cao Bằng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)