So sánh tác dụng của các biện pháp khảo nghiệm và đề xuất biện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá keo tai tượng (Acacia Mangium wild) ở vườn ươm công ty Vinafor tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 83)

4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.3. So sánh tác dụng của các biện pháp khảo nghiệm và đề xuất biện

pháp phòng trừ bệnh phấn trắng ở vƣờn ƣơm

3.3.1. So sánh tác dụng của các biện pháp phòng trừ

Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu các biện pháp phòng trừ trên chúng tôi thấy khả năng tác động của mỗi biện pháp đối với bệnh là khác nhau. Điều đó được thể hiện qua kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.16.

Bảng 3.16. Tổng hợp so sánh tác động của 4 biện pháp phòng trừ bệnh Phƣơng pháp phòng trừ R% TB lần điều tra thứ nhất R% TB lần điều tra thứ 4 Chỉ số giảm bệnh TB (%)

1. Gieo hỗn giao theo luống 40,42 19,91 20,51 2. Chọn giống tốt gieo ươm 32,87 12,24 20,63

3. Vật lý 49,74 22,57 27,17

4. Hoá học 51,00 13,48 33,84

Qua bảng trên có thể thấy rằng mỗi biện pháp được nghiên cứu đều có tác dụng nhất định trong việc phòng trừ bệnh. Cụ thể là so với chỉ số giảm bệnh 17,09% ở ô đối chứng thì tại các ô thí nghiệm các biện pháp, chỉ số giảm bệnh đều cao hơn với các trị số từ 20,51% cho đến 33,84%.

Ở 2 biện pháp gieo xen hỗn giao theo luống và chọn giống tốt để gieo ươm thì chỉ số giảm bệnh thấp nhất, cụ thể là 20,51% và 20,63%. Song ở 2 biện pháp này mức độ hại của bệnh tại lần điều tra đầu tiên là thấp hơn so với ở các biện pháp còn lại. Điều này có thể lý giải là do tác dụng lâu dài của biện pháp hỗn giao và chọn giống tốt. Việc gieo ươm hỗn giao Keo tai tượng với Mỡ phần nào làm hạn chế khả năng lây lan, xâm nhiễm của nấm phấn trắng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên cây Keo ngay từ đầu. Còn chọn giống Keo trước khi đem gieo ươm là giống khoẻ mạnh, đã khảo nghiệm làm cho khả năng phát sinh, phát triển của nấm phấn trắng trên những cây Keo này bị khống chế. So sánh mức độ hại ở lần điều tra đầu tiên của 2 biện pháp này, cụ thể là ở biện pháp hỗn giao là 40,42%; ở biện pháp chọn giống là 32,87%, như vậy tác động của biện pháp chọn giống tốt có hiệu quả cao hơn biện pháp gieo ươm hỗn giao.

Ở biện pháp cơ giới, chỉ số giảm bệnh tương đối cao là 27,17% tương đương với chỉ số giảm bệnh của phương pháp sử dụng thuốc hoá học. Các tác động cơ giới như loại bỏ cành lá bệnh, xử lý cành khô lá rụng đã làm giảm đáng kể nguồn nấm bệnh cư trú trong những vật rơi rụng. Vì thế, biện pháp này góp phần hạn chế khả năng lây lan của nấm từ cành lá bệnh sang cành lá khoẻ hay từ cây bệnh sang cây khoẻ. Nhưng có thể thấy rằng, tác động cơ giới lấy đi các cành lá bị bệnh hại quá nặng cũng góp phần không nhỏ vào việc làm giảm trị số mức độ hại của bệnh điều tra được. Vì vậy phương pháp này cần được tiến hành thực hiện và điều tra đánh giá liên tục trong thời gian dài để có thể xác định chính xác hiệu quả của nó.

Trong tất cả các biện pháp tác động, chúng tôi thấy biện pháp phun thuốc hoá học có hiệu quả phòng trừ bệnh cao nhất, các loại thuốc đem thử nghiệm đều có chỉ số giảm bệnh từ 29,34 - 37,16%, trung bình là 33,84%. Trong đó loại thuốc có hiệu lực phòng trừ bệnh cao nhất là thuốc Topsin(r) M70wp hiệu lực phòng trừ đạt tới 62,19%.

3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng trừ

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng tại các điểm nghiên cứu bệnh phấn trắng Keo tai tượng ở khu vực vườn ươm công ty vinafor đều bị bệnh ở mức độ hại nặng, mức độ thiệt hại của lá rất lớn, bệnh gây hại tương đối đều trên diện tích gieo ươm Keo. Với mức độ hại này tuy chưa phát thành dịch nặng song cũng làm cho sự sinh trưởng của từng cây cũng như của cả vườn Keo bị giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển sau này.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cũng qua những điều tra về tình hình bệnh hại tại đây kết hợp với những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy bệnh hại tại các ô đối chứng tự giảm dần theo thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 với chiều hướng ấm dần lên của thời tiết. Nguyên nhân là nấm phấn trắng chỉ phát triển thuận lợi ở nhiệt độ thích hợp từ 12 - 250

C với ẩm độ từ 80 - 90%, tại khu vực nghiên cứu bệnh bắt đầu xuất hiện từ tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau, thịnh hành và gây hại nặng từ tháng 12 đến tháng 3. Từ đó có thể thấy rằng nếu không có sự tác động trong bảo vệ cây, phòng trừ bệnh đối với vườn Keo tại đây thì khi điều kiện thời tiết không phù hợp bệnh vẫn giảm, chẳng hạn mùa hè (nhiệt độ không khí trên 280C thì bệnh ngừng phát và ở 300C thì nó qua hạ. Nhưng nếu đợi khi thời tiết nắng ấm thì nấm đã gây hại nặng ở cây từ trước đó. Mặt khác mức độ giảm không nhiều và rất chậm. Nhưng điều đáng nói là nguồn nấm gây bệnh không mất đi, các thể sợi nấm hoặc bào tử nấm phấn trắng có khả năng qua đông qua hạ trên cây chủ hoặc trên các vật rơi rụng sẽ tiếp tục gây bệnh ở những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, thời gian phát sinh phát triển và gây bệnh của nấm phấn trắng kéo dài đến 8 tháng trong năm khiến cho sinh trưởng, phát triển của cây bị đình trệ, khả năng sinh trưởng và phát triển bị giảm thiểu. Vì vậy chúng ta cần phải chủ động tiến hành các biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng thường xuyên cho cây Keo tai tượng tại khu vườn này.

Trong thời gian theo dõi các biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng ở địa bàn nghiên cứu cho phép chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp sau:

- Biện pháp lâm sinh: Vệ sinh vườn là việc phát cỏ, xử lý các vật rơi

rụng cần được tiến hành thường xuyên để làm giảm nguồn bệnh tích luỹ tại vườn ươm. Chú ý việc gieo ươm hỗn giao cây Keo với một số loài cây khác để hạn chế sự lây lan xâm nhiễm của nấm phấn trắng. Khi gieo hỗn giao cần chọn loài cây thích hợp để tránh trường hợp vật gây bệnh có thể chuyển cây

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chủ hoặc cây trồng đó là cây chủ trung gian. Nên gieo hỗn giao theo luống, để hạn chế khả năng phát tán của bào tử nấm.

- Chọn giống Keo đã được chọn lọc khảo nghiệm không mang mầm

mống sâu bệnh để gieo ươm. Đồng thời cây con cũng phải được chăm sóc đầy đủ và phải gieo ở những nơi đã xử lý triệt để nguồn bệnh.

- Tiến hành tác động bằng các biện pháp cơ giới vật lý: Theo dõi bệnh,

kịp thời ngắt bỏ lá bệnh, thu gom cành khô, lá bệnh rơi rụng đem đốt để tiêu diệt nguồn lây lan.

- Tuy nhiên khi bệnh đã lây lan có khả năng phát thành dịch thì phải tiến hành phun thuốc hóa học kịp thời để phòng trừ bệnh cũng như hạn chế khả năng lây lan, mở rộng phạm vi gây bệnh của vật gây bệnh. Song cần chú ý phun thuốc ở nồng độ thích hợp để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất đồng thời không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con cũng như không gây độc cho môi trường, sinh vật và con người. Nên sử dụng loại thuốc Topsin(r)

M70wp (CT1) là có hiệu lực cao nhất trong 4 loại thuốc hoá học đem thử nghiệm, hoặc thuốc Manager

5WP cũng đạt hiệu quả phòng trừ khá cao. Mặt khác 2 loại thuốc này được xếp vào nhóm có độ độc thấp nên ít ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, môi trường sinh thái cũng như sinh vật có ích.

Đối với vật gây bệnh cây đặc biệt là các loại nấm bệnh, tính ẩn náu của chúng rất lâu nên các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) thực hiện càng sớm càng tốt. Vì vậy để phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng về lâu dài địa phương nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới có khả năng bảo vệ môi trường cảnh quan và sức khoẻ con người cũng như sinh trưởng và phát triển của cây giống trong vườn ươm công ty Vinafor.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình theo dõi, đánh giá mức độ hại của bệnh phấn trắng Keo tai tượng tại vườn ươm công ty Vinafor và thử nghiệm hiệu quả của 4 biện pháp phòng trừ bệnh tại đây, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Vườn ươm Keo tai tượng 1 - 3 tháng tuổi ít được chăm sóc, cây Keo

tai tượng bị nhiễm bệnh phấn trắng, tỷ lệ cây bị bệnh trung bình trên toàn khu vực là 83%, bệnh hại phân bố đều. Mức độ hại của lá trung bình là 55,08% và xếp ở mức hại nặng.

- Bệnh hại keo tai tượng ở vườn ươm công ty Vinafor được xác định là

Nấm gây bệnh phấn trắng ở cây Keo là do loại nấm phấn trắng đơn bào Tên loài: Oidium sp., Họ Erysiphaceae, Bộ Erysiphales, Lớp Ascomycetes, Ngành Nấm túi. Đây là một loại nấm chuyên ký sinh có tính gây hại tương đối lớn.

Thời gian trong năm ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển của bệnh, bệnh thường xuất hiện và bị nặng vào những tháng thời tiết ẩm thấp, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp. Khi mới gieo hoặc giâm hom cây con có tỷ lệ và mức độ bị bệnh cao hơn, sau đó giảm dần; mật độ cây càng dày dễ phát sinh bệnh hại và tăng nguy cơ lây lan bệnh giữa các cây. Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng của cây, đối với cây con cần ánh sáng tán xạ, cây trồng phát triển cân đối không bị bệnh hại; chăm sóc tốt cây trồng sinh trưởng phát triển cân đối, chống được bệnh hại. Cây bị bệnh đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng cây con.

Nấm phấn trắng Keo phát triển trong phạm vi nhiệt độ là 10 - 280 C. Thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 12 - 250C với ẩm độ không khí từ 80 - 90%, đốm bệnh hình thành sau 6 - 8 ngày. Tại khu vực nghiên cứu cho thấy bệnh bắt đầu xuất hiện từ tháng 10 cho đến giữa tháng 5 dương lịch năm sau,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thịnh hành và gây hại nặng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Thời kỳ ủ bệnh là 12 - 28 ngày. Mùa hè khi nhiệt độ không khí trên 280C thì bệnh ngừng phát và ở nhiệt độ 300

C thì nó qua hạ. Mùa đông khi nhiệt độ không khí xuống dưới 100C thì nó mới ngừng phát bệnh.

- Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trừ bệnh phấn

trắng trên cây Keo tai tượng bằng kỹ thuật gieo ươm hỗn giao theo luống là: Đối chứng mức độ hại trung bình là 42,17%. Thí nghiệm mức độ hại trung bình là 31,39%.

- Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trừ bệnh

phấn trắng trên cây Keo tai tượng bằng cách chọn giống tốt để gieo ươm là: Đối chứng mức độ bị hại trung bình là 41,59%. Thí nghiệm mức độ bị hại là 22,98%.

- Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trừ bệnh phấn

trắng trên cây Keo tai tượng bằng phương pháp vật lý là: Đối chứng mức độ hại trung bình là 41,55%. Thí nghiệm mức độ bị hại trung bình là 36,61%.

- Kết quả điều tra, đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trừ bệnh

phấn trắng trên cây Keo tai tượng bằng phương pháp phun thuốc hóa học. Mức độ bị bệnh hại như sau: Đối chứng trước khi phun: mức độ hại trung bình là: 47,63% hại nặng, sau khi phun mức độ hại trung bình là 33,30% hại nặng. Thí nghiệm Topsin(r) M70wp (CT1) trước khi phun 51,00% hại nặng, sau khi phun 13,48% hại nhẹ. Manager

5WP (CT2) trước khi phun 51,87% hại nặng, sau khi phun 16,16% hại nhẹ. EnColeton25WP (CT3) trước khi phun 50,09% hại nặng, sau khi phun 17,19% hại nhẹ. VIZINES 80BTN(CT4) trước khi phun 52,10% hại nặng, sau khi phun 22,53% hại nhẹ.

- Hiệu quả của các biện pháp phòng trừ bệnh ở vườn Keo mới gieo ươm tại vườn ươm công ty vinafor.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học có hiệu quả cao nhất chỉ số giảm bệnh sau 3 lần phun trung bình đạt 33,84%.

- Kết quả điều tra, đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trừ bệnh

phấn trắng trên cây Keo tai tượng bằng phương pháp phun thuốc hóa học cho thấy Topsin là thuốc có tác dụng phòng trừ bệnh tốt nhất và thấp nhất là thuốc Vizines.

Biện pháp phòng trừ bằng cơ giới có hiệu quả thấp hơn một chút so với biện pháp hóa học với chỉ số giảm bệnh cũng tương đối cao là 27,17%.

Biện pháp hỗn giao và biện pháp chọn giống tốt đều có chỉ số giảm bệnh tương đương với nhau là 20,51% và 20,63%.

Một số đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tượng tại khu vực vườn ươm này:

Chú ý trong việc gieo hỗn giao Keo với một số loại cây để hạn chế khả năng lây lan, xâm nhiễm của nấm bệnh.

Chọn lựa giống tốt có nguồn gốc rõ ràng, đã được khảo nghiệm có sức sinh trưởng tốt, khả năng kháng bệnh cao, không mang mầm mống bệnh.

Thường xuyên tiến hành vệ sinh vườn ươm, loại bỏ các nguồn vật gây bệnh tích lũy tại vườn.

Trong trường hợp cần thiết cần tiến hành phun thuốc hóa học để tiêu diệt nấm bệnh cũng như hạn chế sự lan rộng của bệnh trên toàn bộ diện tích vườn ươm.

2. Kiến nghị

Sau thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cần có kế hoạch điều tra và dự tính dự báo bệnh hại một cách chính

xác và thường xuyên để có kế hoạch phòng trừ bệnh kịp thời.

- Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, để có biện pháp phòng

trừ bệnh hiệu quả cao hơn nữa cần có thời gian nghiên cứu dài hơn, cần tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều địa điểm hơn.

- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đặc điểm sinh vật học của

nấm và các đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến bệnh.

- Nhân rộng điều tra đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh của các biện

pháp trên trong thời gian dài hơn ở địa phương khác để có được kết quả khách quan hơn đưa ra được các giải pháp đề xuất sát thực hơn góp phần phòng trừ bệnh có hiệu quả cao hơn nữa.

- Cần sớm đưa một số biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao mà đề tài đã

thử nghiệm rút ra nhận xét đánh giá đó là: Biện pháp hóa học nên sử dụng 2 loại thuốc có hiệu quả cao là Topsin(r)

M70wp và Manager 5WP, biện pháp vật lý, biện pháp gieo xen hỗn giao theo luống như đã trình bày rõ ở đề xuất các biện pháp phòng trừ. Đi sâu vào nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp. Các biện pháp phòng trừ này không chỉ có ý nghĩa đối với bệnh phấn trắng ở vườn ươm Keo trên địa bàn vườn ươm, mà nó có thể áp dụng phòng trừ bệnh này ở cả rừng trồng cho các tỉnh trồng Keo ở miền bắc nước ta nơi có cùng khí hậu nhiệt đới và các yếu tố sinh thái tương đối giống nhau khi bệnh phấn trắng xuất hiện.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn cục kiểm lâm (2005), Sâu bệnh hại rừng trồng và các biện pháp phòng trừ, Nxb Nông nghiệp,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá keo tai tượng (Acacia Mangium wild) ở vườn ươm công ty Vinafor tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)