Biện pháp phòng trừ bệnh bằng kỹ thuật chọn giống tốt để ươm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá keo tai tượng (Acacia Mangium wild) ở vườn ươm công ty Vinafor tỉnh Cao Bằng (Trang 48 - 56)

4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1.2. Biện pháp phòng trừ bệnh bằng kỹ thuật chọn giống tốt để ươm

Sau một thời gian điều tra và thu thập số liệu trên 06 ODB với 03 lần nhắc lại và 04 lần điều tra từ ngày 20/02 đến 02/4/2013 tại vườn ươm công ty Vinafor kết quả thí nghiệm trên giống keo nhập khẩu từ úc và giống keo do người dân thu hái tại địa phương được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh STT lần

điều tra Các ODB

R% ở các lần nhắc lại Trung bình Đánh giá 1 2 3 1 Đối chứng 50,47 47,47 49,17 49,04 Hại nặng Thí nghiệm 31,63 32,90 34,07 32,87 Hại nặng 2 Đối chứng 47,23 43,57 44,97 45,26 Hại nặng Thí nghiệm 25,63 26,80 28,97 27,13 Hại nặng 3 Đối chứng 41,80 38,07 39,43 39,77 Hại nặng Thí nghiệm 18,87 19,30 20,83 19,67 Hại t.bình 4 Đối chứng 34,01 31,00 31,80 32,27 Hại nặng Thí nghiệm 12,53 12,03 12,17 12,24 Hại nhẹ

Trung bình đối chứng sau 4 lần điều tra 41,59

Trung bình thí nghiệm sau 4 lần điều tra 22,98

M

ức độ

hạ

i

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chú thích:

Thí nghiệm: là các ODB chọn giống tốt để gieo ươm Đối chứng: là các ODB gieo ươm ngẫu nhiên.

Số liệu nghiên cứu tại bảng trên đây cho thấy trong lần điều tra đầu tiên, mức độ hại của các ô đối chứng trung bình là 49,04%, bị hại nặng. Thời tiết lạnh và mưa nhỏ là những thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của nấm phấn trắng trên cây Keo. Trong khi đó, tại các ô thí nghiệm với giống Keo có nguồn gốc đã chọn lọc khảo nghiệm thì mức độ hại trung bình chỉ là 32,87%.

Mặc dù với mức độ hại 32,87% này, bệnh phấn trắng ở các ô thí nghiệm vẫn được đánh giá là hại nặng song có sự chênh lệch rất lớn về chỉ số bệnh giữa các ô đối chứng so với các ô thí nghiệm. Mức độ bị hại ở các ô thí nghiệm thấp hơn 16,17% so với các ô đối chứng. Từ kết quả điều tra ban đầu có thể thấy được mức độ nhiễm bệnh ban đầu của luống Keo có nguồn gốc chọn lọc đã thấp hơn so với luống Keo đối chứng rất nhiều.

Ở lần điều tra thứ 2, kết quả thu được ở ô đối chứng có mức độ hại trung bình 45,26%, ở các ô thí nghiệm có mức độ hại 27,13%. Kết quả này cho thấy mức độ hại của bệnh trên cây Keo đã suy giảm ở cả các ô đối chứng và các ô thí nghiệm. Sự suy giảm bệnh của lần điều tra này là do thời tiết vào thời điểm đầu tháng 4 đã bắt đầu giảm mưa phùn, nhiệt độ ấm dần lên, điều kiện ngoại cảnh không còn thuận lợi cho nấm phấn trắng phát triển và lây lan.

Như vậy, theo xu hướng ấm dần lên của thời tiết, mức độ hại của bệnh ngày càng giảm xuống. Điều này được thấy rõ ràng hơn ở các lần điều tra thứ 3 và thứ 4. Lần điều tra thứ 3, mức độ hại giảm xuống ở các ô đối chứng còn 39,77%, các ô thí nghiệm còn 19,67%. Đến lần điều tra cuối cùng các ô đối chứng mức độ hại trung bình còn 32,27% ở mức hại nặng; còn các ô thí nghiệm chỉ còn bị hại 12,24% ở mức hại nhẹ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đồng thời so sánh mức độ hại trung bình của bệnh phấn trắng trên cây Keo sau 4 lần điều tra cho thấy tại các ô đối chứng gieo ươm ngẫu nhiên là 41,59% trong khi đó tại các ô thí nghiệm gieo ươm giống do có chọn lọc nên mức độ bị hại chỉ là 22,98%, chênh lệch trung bình giữa đối chứng và thí nghiệm là 18,61%. Chỉ số này cho thấy rõ khả năng hạn chế mức độ nhiễm bệnh phấn trắng lá Keo ngay từ thời kỳ đầu của biện pháp chọn giống tốt để gieo ươm.

Để so sánh chỉ số giảm bệnh của các ô đối chứng với các ô thí nghiệm, ta có kết quả thể hiện ở bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ bệnh hại giảm qua các lần điều tra

Các ODB

Chỉ số giảm bệnh theo các lần điều tra

(%) Tổng

2 3 4

Đối chứng 3,78 5,49 7,5 16,77

Thí nghiệm 5,74 7,46 7,43 20,63

Kết quả trên cho thấy mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo đã giảm dần và theo thời gian tỷ lệ giảm bệnh có tăng lên từ 3,78% điều tra thứ nhất đến 7,5% ở điều tra thứ tư. Ở các ô thí nghiệm chỉ số giảm bệnh của lần điều tra thứ 2 so với lần điều tra thứ nhất là 5,74%, so với ở các ô đối chứng là 3,78% thì chỉ số giảm bệnh này khá lớn. Có thể lý giải tỷ lệ giảm bệnh cao hơn của các ô thí nghiệm do những cây Keo mới gieo ươm ở đây là những cây có nguồn gốc chọn lọc, sức sinh trưởng cao nên khả năng kháng bệnh của cây cao hơn so với luống Keo đối chứng. Tương tự như vậy trong lần điều tra thứ 3, tỷ lệ giảm bệnh lên đến 7,46%. Ở lần điều tra cuối cùng tỷ lệ giảm bệnh vẫn duy trì ở mức 7,43% ngang với tỷ lệ 7,5% ở các ô đối chứng.

Qua 4 lần điều tra tổng chỉ số giảm bệnh của các ô thí nghiệm là 20,63%; ở các ô đối chứng là 16,77% chênh lệch là 3,86%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mức độ hại của bệnh cũng như khả năng giảm bệnh qua các lần điều tra còn được thể hiện qua đồ thị sau:

0 10 20 30 40 50 60 LÇn 1 LÇn 2 LÇn 3 LÇn 4 §C TN

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn mức độ hại lá Keo qua các lần điều tra

Từ đồ thị trên có thể thấy mức độ hại ở các ô thí nghiệm thấp hơn so với mức độ hại ở các ô đối chứng. Khả năng giảm bệnh của cây Keo ở các ô thí nghiệm có nhanh hơn so với đối chứng song chưa thực sự rõ ràng. Từ đó có thể thấy rằng ở luống Keo có nguồn gốc chọn lọc có sức đề kháng cao nên mức độ nhiễm bệnh phấn trắng thấp hơn nhiều so với ở luống Keo đối chứng rất nhiều, nhưng do con đường lây lan của nấm phấn trắng rất nhanh nhờ nước, nhờ gió...nên việc trồng Keo có nguồn gốc khoẻ mạnh nhưng trồng gần những khu vực đã bị nhiễm nấm phấn trắng thì cũng rất nhanh chóng bị nhiễm bệnh. Khả năng hạn chế bệnh phụ thuộc vào sự khống chế của các yếu tố ngoại cảnh nên nó tác động đồng đều đến cây trồng vì vậy ở các ô đối chứng và các ô thí nghiệm mức độ giảm bệnh theo sự tăng dần của nhiệt độ môi trường là tương đương.

M

ức độ

hạ

i

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2. Phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng bằng biện pháp vật lý

Sau một thời gian điều tra và thu thập số liệu trên 06 ODB 1m với 03 lần nhắc lại và 04 lần điều tra mỗi lần cách nhau 12 đến 15 ngày, từ ngày 22/02 đến 07/4/2013 tại vườn ươm công ty Vinafor kết quả thí nghiệm bằng phương pháp vật lý, ngắt bỏ thu gom cành lá bị bệnh đem đốt được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh STT lần

điều tra Các ODB

R% ở các lần nhắc lại Trung bình Đánh giá 1 2 3 1 Đối chứng 48,63 46,73 51,37 48,91 Hại nặng Thí nghiệm 48,33 51,10 49,80 49,74 Hại nặng 2 Đối chứng 45,33 43,27 48,07 45,56 Hại nặng Thí nghiệm 41,13 42,20 40,47 41,27 Hại nặng 3 Đối chứng 39,9 37,43 42,00 39,78 Hại nặng Thí nghiệm 33,27 33,43 31,93 32,88 Hại nặng 4 Đối chứng 31,97 29,83 34,03 31,94 Hại nặng Thí nghiệm 22,2 23,73 21,77 22,57 Hại T.bình Trung bình đối chứng sau 4 lần điều tra 41,55

Trung bình thí nghiệm sau 4 lần điều tra 36,61

Chú thích:

- Thí nghiệm: Là các ODB áp dụng biện pháp vật lý: Ngắt bỏ lá bệnh, thu gom cành lá bệnh rơi rụng và đốt.

- Đối chứng: Là các ODB không tác động.

Từ kết quả thu được ở bảng trên đây cho thấy tỷ lệ bị hại ở cả các ô đối chứng và các ô thí nghiệm trong lần điều tra đầu tiên đều có mức độ bị hại tương đương nhau. Mức độ hại trung bình ở các ô đối chứng là 48,91% và

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mức độ hại trung bình ở các ô tiến hành thí nghiệm là 49,74% đều được đánh giá là bệnh hại nặng. Thời tiết tại thời điểm này còn lạnh và độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phấn trắng phát triển và gây bệnh.

Sau khi điều tra xong và xác định mức độ gây hại của bệnh chúng tôi tiến hành thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh vật lý tại các ô thí nghiệm bằng cách thu gom các cành lá bệnh rụng và các lá bị bệnh trên cây đem đốt.

Ở lần điều tra thứ 2, kết quả thu được cho thấy: Mức độ bị hại trên cây Keo đã giảm xuống ở cả các ô đối chứng và các ô thí nghiệm, cụ thể là trung bình mức độ hại ở các ô đối chứng là 45,56%, còn ở các ô thí nghiệm là 41,27%. Ngay từ lần điều tra này đã có sự khác biệt khá rõ rệt về mức độ suy giảm của bệnh ở các ô đối chứng so với các ô thí nghiệm. Các ô đối chứng do sự tác động ấm dần lên của thời tiết nên mức độ hại trung bình giảm 3,35%. song ở các ô thí nghiệm, mức độ hại trung bình giảm đi 8,47%.

Sở dĩ có sự giảm bệnh đáng kể này ở các ô thí nghiệm là do sự tác động của biện pháp vật lý các cành lá bị bệnh nặng được lấy đi xử lý, vì vậy ở lần điều tra thứ 2 số lượng lá bị bệnh ở mức độ hại nặng giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, sự ấm dần lên của thời tiết dẫn đến khả năng phát triển, lây nhiễm của nấm phấn trắng giảm sút cũng góp phần làm giảm mức độ hại của bệnh trên cây Keo tai tượng.

Sau khi điều tra thu thập số liệu và đánh giá mức độ hại của bệnh lần thứ 2, chúng tôi tiếp tục tiến hành các biện pháp vật lý tại các ô thí nghiệm và thu thập số liệu đến lần thứ 3 và thứ 4.

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.6 cho thấy mức độ hại của bệnh phấn trắng giảm dần qua các lần điều tra. Ở các ô đối chứng: Lần điều tra thứ 3 mức độ hại

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là 39,78%, đến lần thứ 4 còn 31,94%. Ở các ô thí nghiệm lần điều tra thứ 3 mức độ hại còn 32,88%, cho đến lần thứ 4 thì chỉ còn 22,57%, lần này mức độ hại chỉ còn ở mức trung bình. Xu hướng bệnh giảm dần qua các lần điều tra này phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến thời tiết qua các tháng. Nhiệt độ tăng, ẩm độ giảm ức chế nấm phấn trắng phát triển, đồng thời cây Keo sinh trưởng mạnh, làm cho bệnh hại giảm dần đi và càng về sau mức độ suy giảm bệnh càng cao hơn.

Khi so sánh tỷ lệ giảm bệnh ở các ô đối chứng và các ô thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt, sự khác biệt này được thể hiện qua bảng 3.7 sau.

Bảng 3.7. So sánh chỉ số giảm bệnh hại qua các lần điều tra

Các ODB Chỉ số giảm bệnh theo các lần điều tra (%) Tổng

2 3 4

Đối chứng 3,35 5,78 7,84 16,97

Thí nghiệm 8,47 8,39 10,31 27,17

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số giảm bệnh trên cây Keo ở các ô đối chứng qua các lần điều tra: Ở lần thứ 2 giảm 3,35%; Lần thứ 3 giảm 5,78% và lần thứ 4 giảm 7,84%. Ở các ô thí nghiệm, chỉ số giảm bệnh là: 8,47% ở lần điều tra thứ 2, giảm 8,39% ở lần điều tra thứ 3 và đến lần điều tra thứ 4 giảm 10,31%. Quy luật giảm bệnh ở các ô thí nghiệm có sự khác biệt so với các ô đối chứng. Ở các ô đối chứng bệnh giảm dần và mức độ giảm bệnh tăng dần từ nhỏ đến lớn qua các lần điều tra. Còn ở các ô thí nghiệm mức độ giảm bệnh ở lần điều tra thứ 2 là tương đối cao so với luống Keo đối chứng, tiếp theo ở các lần điều tra thứ 3 mức độ giảm bệnh khá cao song so với mức độ giảm ở lần điều tra thứ 2 là tương đương với nhau. Lần điều tra thứ 4 mức độ giảm bệnh lên đến 10,31%. Có sự khác biệt này ở các ô thí nghiệm là do sự tác động của biện pháp cơ giới ngay sau lần điều tra đầu tiên đã lấy đi các cành lá bệnh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nặng, xử lý cành khô lá rụng làm giảm nguồn sơ xâm nhiễm vì vậy hạn chế được rất nhiều sự lây lan của vật gây bệnh. Số lượng lá bị bệnh nặng được lấy ra khỏi cây đã làm giảm đáng kể mức độ hại lá của cây bệnh. Tác động của biện pháp này làm cho tổng chỉ số giảm bệnh ở các ô thí nghiệm qua các lần điều tra là 27,17% cao hơn nhiều so với 16,97% là mức độ giảm bệnh ở các ô đối chứng, sự chênh lệch mức độ giảm bệnh này lên đến 10,20% chứng tỏ khả năng giảm bệnh ở các ô thí nghiệm là tương đối rõ rệt.

Mức độ hại trung bình của bệnh phấn trắng trên cây Keo sau 4 lần điều tra cho thấy tại các ô đối chứng không ngắt bỏ cành, lá bệnh để đốt là 41,55% trong khi đó tại các ô thí nghiệm do áp dụng biện pháp ngắt bỏ cành lá bệnh đem đốt nên mức độ bị hại trung bình chỉ là 36,61%, chênh lệch trung bình giữa đối chứng và thí nghiệm là 4.94%. Chỉ số này cho thấy khả năng hạn chế mức độ lây lan của bệnh phấn trắng lá Keo bằng biện pháp cơ giới vật lý.

Khả năng giảm bệnh qua các lần điều tra được thể hiện ở đồ thị 3.5.

0 10 20 30 40 50 60 LÇn 1 LÇn 2 LÇn 3 LÇn 4 §C TN

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn mức độ hại lá Keo qua các lần điều tra

M

ức độ

hạ

i

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ đồ thị trên tôi thấy rằng sử dụng phương pháp vật lý trong phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng có tác dụng tương đối rõ ràng. Mức độ hại của các ô thí nghiệm đã giảm hơn rõ rệt so với mức độ hại ở các ô đối chứng.

Qua điều tra và thử nghiệm đối với phương pháp phòng trừ vật lý chúng tôi nhận thấy mức độ hại của cả các ô đối chứng và các ô thí nghiệm ở lần điều tra đầu tiên là như nhau. Sau 3 lần tiến hành biện pháp cơ giới ở các ô thí nghiệm và so sánh với mức độ hại tại các ô đối chứng, mức độ hại ở các ô thí nghiệm giảm hẳn so với ở các ô đối chứng. Tại lần điều tra cuối cùng, mức độ hại ở các ô đối chứng là 31,94%, bệnh hại nặng; Trong khi đó ở các ô thí nghiệm, mức độ hại là 22,57% được đánh giá là bệnh hại ở mức độ trung bình. Điều này cũng cho thấy phương pháp cơ giới làm giảm tỷ lệ bệnh tương đối hiệu quả. Ô đối chứng bệnh giảm 16,97% trong khi ô thí nghiệm chỉ số này giảm tới 27,17%.

3.2.3. Phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng bằng biện pháp phun thuốc hoá học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá keo tai tượng (Acacia Mangium wild) ở vườn ươm công ty Vinafor tỉnh Cao Bằng (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)