Phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng bằng biện pháp phun

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá keo tai tượng (Acacia Mangium wild) ở vườn ươm công ty Vinafor tỉnh Cao Bằng (Trang 35 - 38)

4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.3.3. Phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng bằng biện pháp phun

thuốc hoá học

Chuẩn bị: Các dụng cụ gồm có Thước dây, địa bàn, cọc, dao, bảng biểu, giấy bút, bình phun, cây giống Keo tai tượng. Nhiệt ẩm kế, kính hiển vi, kính lúp, các loại thuốc hoá học đem thử nghiệm, bảng biểu...

Bảng 2.1. Các loại thuốc và nồng độ sử dụng

TT Tên thuốc Nồng độ sử dụng (%) Dạng thuốc

1 Topsin(r) M70wp (CT1) 0,08 Bột

2 Manager 5WP (CT2) 0,25 Bột

3 EnColeton25WP (CT3) 0,25 Bột

4 VIZINES 80BTN(CT4) 0,25 Bột

(Nồng độ 0,25% là trong một lít dung dịch có 2,5g thuốc nguyên chất hoặc trong 1 lít dung dịch có 2,5ml thuốc nguyên chất).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Topsin(R)M70wp.

Dùng để trừ các bệnh ở cà phê, đậu bắp, cây hoa hồng, cây ăn trái, lúa, như bệnh lem lép hạt đốm vằn, khô lá, vàng lá, gỉ sắt, phấn trắng.

Thành phần của thuốc: Thiophanate - methyl: 70%

- Manager 5WP.

Dùng để trừ các bệnh ở đậu, đỗ, dưa chuột, lúa chè cây ăn quả vải, xoài… những bệnh như gỉ sắt, đốm lá, vàng lá, phấn trắng, thán thư, phồng lá.

Thành phần: hoạt chất. Imibenconazol: 5%. Chất phụ gia: 95%.

- EnColeton 25WP.

Dùng để trừ các bệnh mốc xám hại rau, phấn trắng hại xoài. Thành phần:

Triadimefon: 25%. Chất phụ gia: 75%.

- VIZINES 80BTN.

Dùng để trừ các bệnh ở cà chua, khoai tây, hành, thuốc lá, cao su, cam quýt, những bệnh mốc sương, phấn trắng, đốm mắt cau, đốm nâu, đốm vàng, bồ hóng.

Thành phần: ZiNeb : 40%. Sulfur: 40%. Phụ gia: 20%.

Mỗi khu ươm lập 5 ô thí nghiệm tuỳ theo từng biện pháp thử nghiệm, diện tích mỗi ô là 1m2

. Trên ô thí nghiệm ứng với 1công thức là một loại thuốc hoá học, mỗi công thức có 3 lần nhắc lại.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trước khi phun thuốc, tiến hành thu thập số liệu về mức độ gây hại của bệnh trên tất cả các ô thí nghiệm có sử dụng thuốc và ô đối chứng không phun thuốc. Ứng với mỗi công thức thí nghiệm sử dụng thuốc đều có đối chứng. Cứ 10 đến 15 ngày sau khi phun thuốc tiến hành điều tra mức độ hại lá của bệnh trên mỗi công thức.

Điều tra đánh giá tình hình phân bố bệnh cây trên mỗi ô thí nghiệm. Trong quá trình phát sinh phát triển đã theo dõi chi tiết mức độ gây hại. Sau khi có số liệu thu thập về tình hình phân bố bệnh cây tiến hành thu thập số liệu về mức độ gây hại của bệnh.

Để có số liệu đối chứng cho công thức sử dụng thuốc trước khi phun thuốc, tiến hành thu thập số liệu về mức gây hại trên các ô thí nghiệm theo phương pháp điều tra đánh giá mức độ bệnh hại lá ở vườn ươm. Cứ 10 ngày sau lại tiến hành điều tra lại để phun tiếp nếu bệnh chưa được khống chế.

* Tính hiệu lực của các nồng độ thuốc:

Để tính hiệu lực của thuốc sau mỗi lần phun tôi áp dụng công thức:

100 ) . . 1 ( X Tb Ca Cb Ta HL(%) Trong đó:

HL(%): Hiệu lực của thuốc

Ta: Tỷ lệ bệnh hại ở công thức thí nghiệm sau phun thuốc. Tb: Tỷ lệ bệnh hại ở công thức thí nghiệm trước phun thuốc. Ca: Tỷ lệ bệnh hại ở công thức đối chứng sau phun thuốc. Cb: Tỷ lệ bệnh hại của công thức đối chứng trước phun thuốc. Nếu hiệu lực của thuốc < 100% thì kết luận thuốc có hiệu lực

Nếu hiệu lực của thuốc = 100% thì kết luận thuốc không có hiệu lực. Nếu hiệu lực của thuốc >100% thì kết luận thuốc làm cho bệnh tăng mạnh lên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá keo tai tượng (Acacia Mangium wild) ở vườn ươm công ty Vinafor tỉnh Cao Bằng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)