Hiện nay, thế giới hàng năm sản xuất vào khoảng 4.300 tấn, trong đó riêng Trung Hoa trồng khoảng 3.000 tấn còn lại là các quốc gia Ð ại Hàn, Ðài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Sri Lanka. Nhật Bản tuy tìm ra cách trồng nhưng nay chỉ sản xuất kho ảng 500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung Hoa. Kỹ nghệ trồng Linh Chi ngày càng phát triển, và tại Việt Nam nhiều nhà nông nghiệp học cũng đã nghiên cứu và thiết lập một trại trồng và bào chế Linh Chi ở Saigon từ năm 1987.
Sự phát triển của nghề trồng nấm có nhiều nguyên nhân, như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự hình thành các hiệp hội nấm. Tuy nhiên vấn đề chủ yếu vẫn là hiệu quả của nấm trồng. Một ngành nuôi trồng chỉ sử dụng nguyên liệu chính là phế liệu của ngành nông, công nghiệp như bã mía, bông thải, mạt cưa…ít bị cạnh tranh bởi những ngành khác, nhưng sản phẩm lại là nguồn thực - dược phẩm rất quí.
Ngành nuôi trồng nấm hiện nay rất dễ phát triển vì các lý do sau:
- Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh phía Nam. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng lạnh và tháng nóng không nhiều lắm, nên có thể trồng nấm quanh năm. Điều kiện độ ẩm cao thuận lợi cho nấm phát triển. Độ ẩm thấp trung bình ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không nhỏ hơn 80%.
- Nguồn nguyên liệu dồi dào, mỗi năm cả nước khai thác khoảng 3,5 triệu m3 cây cao su, nếu chế biến sản phẩm sẽ cung cấp lượng mạt cưa khổng lồ cho ngành trồng nấm, chưa kể các phế liệu khác cũng chiếm số lượng rất lớn như cùi bắp (cùi ngô) , bã mía, bông thải…
- Lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 80% dân số cả nước), nếu tham gia trồng nấm thì sản lượng sẽ rất lớn.
- Nhiều nơi có truyền thống trồng nấm lâu đời như Bình Chánh (Tp HCM)…bên cạnh một đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày càng nhiều, sẽ là hạt nhân thúc đẩy phong trào trồng nấm lan rộng.
- Ngành chế biến và xuất khẩu nấm đang ở bước đ ầu với lợi nhuận tương đối, khả dĩ khuyến khích được người trồng nấm.
Tóm lại, phát triển ngành trồng nấm ở nước ta hiện nay là điều tất yếu. Nó không chỉ giải quyết vấn đề về lao động mà còn đem lại của cải cho xã hội. Tuy nhiên để nghề trồng nấm nhanh chóng phát triển ở nước ta, bên cạnh sự vận động theo nhu cầu xã hội, cần có nhiều đầu tư về mặt khoa học như giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng, vấn đề phòng bệnh, chế biến sản phẩm, cung cấp thô ng tin cũng như
huấn luyện kỹ thuật trồng nấm và nhất là có chính sách ưu đãi cho người trồng nấm như cho vay vốn ưu đãi, miễm giảm thuế…