Các quá trình biến đổi tạo khoáng vật của Cu thứ sinh:
V.3. Nguồn gốc Skarn
Hiện nay tồn tại hai giả thuyết chính về nguồn gốc thành tạo skarn là giả thuyết khuếch tán – thấm lọc và giả thuyết giai đoạn
Giả thuyết khuếch tán thấm lọc:
Khi khối magma đi lên tiếp xúc với đá cacbonat thì các dung dịch magma ở phần rìa thấm ướt (thấm lọc) đá vây quanh làm cho môi trường hóa lý không cân bằng. Một bên là môi trường silicat (Si,Al), một bên là môi trường cacbonat (Ca,Mg).
Sự không cân bằng này dẫn đến hiện tượng khuếch tán các nguyên tố từ nơi có nồng dộ cao sang nơi có nồng độ thấp để tạo ra môi trường cân bằng hơn.
Hiện tượng trên tạo ra các phản ứng hóa học giữa các thành phần trong dung dịch với nhau và giữa các thành phần trong dung dịch với đá có trước tạo nên các khoáng vật trung gian của hai loại đá cacbonat và silicat. Pyroxen (Diopxit) CaMg[Si206) và Granat (groxule) Ca3Al2[Si04]3. Khi nhiệt độ giảm đến một mức nào đó thì các khoáng vật được kết tinh tạo các thể đá skarn
Dẫn chứng từ thực nghiệm cho thấy, hàm lượng SiO2 mà đá skarn nhận được cao hơn hẳn % SiO2 bị khử đi từ đá magma và hàm lượng CaO mà đá skarn nhận được cũng cao hơn hẳn hàm lượng CaO mà đá cacbonat mất đi. Từ đó kết luận đá skarn có thể lấy rất nhiều thành phần từ cả hai loại đá và trong cả quá trình nó đi lên theo kênh dẫn.
Tính linh động của các nguyên tố hóa học trong lĩnh vực này rất quan trọng. Theo một nhà ĐC người Nga: H2O, CO2, S, K2O, Na2O, O2, Mgo, Fe, CaO, SiO2, P2O5, Al2O3, TiO2
Giả thuyết giai đoạn:
Ông cho rằng khối lượng vật chất chính để tạo mỏ là mang từ ngoài vào (từ dưới đi lên). Khi nhiệt độ giảm thì thành phần vật chất cũng thay đổi dần dần tạo đới khoáng vật khác nhau. Giả thuyết này cố gắng giải thích nhiều giai đoạn trong Skarn nhưng chưa là đại diện mẫu cho tất cả các kiểu Skarn
1. Giai đoạn 1: Giai đoạn thay thế silit, hình thành diopxit
2. Giai đoạn 2: Giai đoạn thay thế alumosilicat, hình thành Granat (groxule) 3. Giai đoạn 3: Thay thế Halogen-liên quan đến clo, tạo khoáng vật màu
scapolit
4. Giai đoạn 4: Thay thế Fe để tạo magnetite và các khoáng vật chứa sắt khác 5. Giai đoạn 5: Thay thế chất bốc và hơi nước tạo skarn ướt với các khoáng
6. Giai đoạn 6: Trao đổi thay thế sulfur ở nhiệt độ thấp, có sự mang đến của nước và H2S dẫn đến tạo sunfur (Py,Po, Cpy, MoS2, PbS, ZnS) và sulfur muối (tetrarit, Enacgit).