Các quá trình biến đổi tạo khoáng vật của Cu thứ sinh:
V.4. Phân loại mỏ Skarn
Hiện tại có nhiều kiểu phân loại mỏ skarn. Mỗi một kiểu đều đưa ra một số thông tin chung
Theo vị trí Skarn trong (quặng nằm trong khối magma tại phần tiếp xúc của magma và đá vây quanh) và skarn ngoài (quặng xuyên vào đá vây quanh, có trường hợp nằm cách xa 1000m đới tiếp xúc, hiếm khi đến 2000m ).
Theo giai đoạn thành tạo: giai đoạn magnetit, giai đoạn sunfur.
Theo thành hệ magma: Mỏ Fe, Cu liên quan đến thành hệ granitoit giàu Na thuộc magma bazan; Mor vonfram liên quan đến thành hệ batolit.
Theo thành phần khoáng sản: Skarn Fe, skarn vonfram, . .
Theo nguồn gốc thành tạo( tức phân chia theo thành hệ biến chất trao đổi, thành hệ quặng) là kiểu phân chia đúng đắn nhất, đã được đề cập trong phần trình bày trong mục lắng đọng và kết tinh quặng trong mỏ skarn
Tài liệu từ các mỏ cho thấy quá trình skarn và quặng hóa trong skarn luôn là một sự hợp nhất đẫn đến sự định vị của quặng trong skarn. Dựa vào quan hệ không gian và thời gian giữa quặng hóa và skarn có thể chia ra hai kiểu sinh thành quặng (là hai giai đoạn nếu cả hai phương thức này cùng diễn ra):
• Kiểu quặng hóa kéo theo (kiểu skarn chính cống): sự thành tạo quặng dạng này diễn ra vào giai đoạn cuối của skarn do các quá trình biến chất trao đổi thay thế giữa magma và đá vây quanh. Các thân quặng loại này thường nằm trong skarn. Thuộc kiểu này có các mỏ Flogopit, magnetit, borat, sunfur. • Kiểu quặng hóa nằm chồng: Quặng được thành tạo do quá trình biến chất
trao đổi giữa dung dịch axit với các thành tạo skarn có môi trường kiềm vừa được hình thành trước đó. Lúc này skarn đóng vai trò là môi trường để lắng đọng quặng. Tùy theo quá trình trao đổi thay thế cụ thể mà hình thành
nên các khoáng sản khác nhau như scheelit-molipden, scheelit-sunfur-Be, scheelit-sunfur, . . .
Vẽ hình minh họa, Hình 7.3 trang 119