Dung dịch nhiệt dịch được hợp thành từ các chất hòa tan ở thể lỏng hoặc thể khí (chủ yếu là nước và có thể có một lượng nhỏ CO2) và các khoáng chất bị hòa tan. Chúng có thể là có quan hệ hậu sinh hoặc đồng sinh với khối magma xâm nhập
Nguồn cung cấp nước: (Hình vẽ minh họa cho từng nguồn nước)
Nước magma (là chủ yếu) được tách ra trong quá trình dung thể magma nguội lạnh;
Nước biến chất được tách ra trong quá trình tái kết tinh của khoáng vật (thoát ra từ các lỗ hổng của đá ). Đá có mức độ biến chất yếu có thể chứa tới gần 30%H2O. Khi bị biến chất mạnh nó chỉ chứa 1-2%H2O
Nước chôn vùi nằm trong đá trầm tích bị chon vùi dưới sâu . Do tác dụng của magma xâm nhập và lực kiến tạo thì nước thoát ra theo các cấu trúc thấm nước
Nước khí quyển: nước mưa, băng hay tuyết tan ra ngấm vào các khe nứt và di chuyển xuống dưới sâu sau đó bị đun nóng do nóng địa nhiệt
Nước biển: Khi magma xâm nhập đi lên thì một bộ phận nước biển sẽ ngấm sâu xuống theo các cấu trúc đứt gãy và khe nứt kiến tạo để tham gia vào dung dịch nhiệt dịch.
Nước biển đầu tiên xâm nhập vào các khe nứt được hình thành bởi sự co ngót do quá trình nguội lạnh của đá, sau đó di chuyển vào đứt gãy và trở nên linh động hơn. Lượng nước này di chuyển xuống phía dưới tham gia vào hệ thống dòng đối lưu tuần hoàn. Trong suốt quá trình đó, nước biển tham gia vào quá trình hòa tan các khoáng vật của các kim loại. Quá trình nhiệt dịch này sau đó được di chuyển lên trên giải phóng vào trong các họng phun trào và tham gia vào các hoạt động hóa lý trong môi trường đó, nơi Fe và các sulphide cũng như các sulphide nguyên sinh kết tủa từ dung dịch
Mô hình tuần hoàn của nước biển phát triển từ trung tâm tách giãn
Nguồn cung cấp khoáng chất:
Nguồn magma: Trong quá trình kết tinh của đá magma, một lượng các nguyên tố được thoát ra và gia nhập vào thành phần của dung dịch nhiệt dịch (chủ yếu là nước)
Nguồn ngoài magma: từ sự đồng hóa của magma đối với đá vây quanh và được lấy ra từ đá vây quanh khi magma đi qua và từ các khoáng chất có trong các nguồn
nước ngoài magma