a) Quan hệ giữa cầu và giá sản phẩm
• Là quan hệ tỷ lệ nghịch. Tức là giá tăng thì cầu giảm, và ngược lại giá giảm thì cầu tăng.
• Tuy nhiên, cũng có các trường hợp ngoại lệ khi giá cao thì lại bán được nhiều hơn. Đối với những sản phẩm có lượng cung khó tăng trong một giai đoạn ngắn thì cầu tăng tất yếu sẽ dẫn tới tăng giá.
• Có hai loại chi phí cho một đơn vị sản phẩm, đó là giá trần và giá sàn. Giá trần là mức giá cao nhất mà doanh nghiệp có thể bán; giá sàn là mức giá thấp nhất doanh nghiệp có thể bán. Nếu doanh nghiệp đặt giá cao hơn giá trần thì cầu giảm
b) Độ co dãn của cầu theo giá (Hệ số ED)
• Độ co dãn của cầu theo giá được tính bằng tỷ số giữa phần trăm biến động về cầu với phần trăm biến động về giá.
D
dQ dP
• Hệ số co dãn cho biết mức độ nhạy cảm của người mua khi giá biến động.
o Đối với các sản phẩm có độ co dãn ED của cầu theo giá nhỏ (cầu không co dãn) thì khi tăng giá sẽ dẫn đến tăng doanh thu.
o Ngược lại, khi ED lớn (cầu co dãn) thì khi tăng giá sẽ dẫn đến giảm doanh thu.
• Sự co giãn của cầu theo giá sẽ thùy thuộc vào mức độ và xu hướng thay đổi của giá trong tương lai. Độ co giãn trong ngắn hạn khác trong dài hạn
c) Các yếu tố tâm lý của khách hàng
• Khách hàng trung thành với một nhãn hiệu. Họ sẵn sàng mua với mức giá hơp lý
• Khách hàng tìm kiếm “hàng hiệu”. Họ sẵn sàng mua “hàng hiệu” với giá bất kỳ.
• Khách hàng ưa thích tiện lợi. Họ ưa thích mua sắm tại các cửa hàng gần nhà, giờ mở cửa phục vụ dài, và sẵn sàng trả giá trên mức trung bình
• Khách hàng ưa thích các dịch vụ khách hàng hoặc những đặc thù riêng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn khi các nhu cầu đó được đáp ứng
• Khách hàng ưa thích giá rẻ.