Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển việt nam (Trang 29 - 34)

III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH

3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

3.1. Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận và chi phí

Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Tổng lợi nhuận trong kỳ Tổng chi phí trong kỳ

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thương dùng. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu đựoc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

3.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Để xác định liệu quả nguồn vốn người ta thường dùng các hệ quả sử dụng vốn: Mức lợi nhuận trên doanh thu thuần = Lợi nhuận

Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói liên sức sinh lợi của nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh.

Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả kinh doanh, ta đi sâu vào phân tích như sau:

Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu = Doanh thu

Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sản xuất của tổng nguồn vốn = Doanh thu

Tổng nguồn vốn bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nguồn vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sinh lợi của vốn = Lợi nhuận sau thuế Tổng nguồn vốn bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ 1 đồng nguồn vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ 1 đồng vốn CSH thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản

Phân tích tình hình trang thiết bị tài sản cố định, cơ cấu tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng từng loại tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng từng loại tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định xét về mặt giá trị. Phân tích cơ cấu tài sản cố định là xem xét đánh giá tình hình hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại tài sản cố định, trên cơ sở đó hướng đầu tư xây dựng tài sản cố định một cách hợp lý.

- Xét trong mối quan hệ tài sản cố định đang dùng vào sản xuất kinh doanh và dùng ngoài sản xuất kinh doanh thì tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và xu hướng tăng lên, còn tài sản dùng ngoài sản xuất chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về tỷ trọng.

- Xét mối quan hệ giữa các loại tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh: Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thì máy móc thiết bị phải chiếm tỷ trọng lớn vào có xu hướng tăng lên, có như vậy mới tăng được năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Các tài sản khác phải tăng theo quan hệ cân đối với máy móc thiết bị sản xuất.

3.3.1. Một số chỉ tiêu để phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Công thức dưới đây cho ta biết cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận.

Sức sản xuất của tài sản cố định = Doanh thu

Giá trị còn lại của tài sản cố định

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng TCSĐ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sinh lợi của tài sản cố định = Lợi nhuận

Giá trị còn lại của tài sản cố định

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận và doanh thu

3.3.2. Một số chỉ tiêu để phân tích hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sức sinh sản xuất của tài sản lưu động = Doanh thu

Tài sản lưu động bình quân Sức sinh lợi của tài sản lưu động = Lợi nhuận

Tài sản lưu động bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng tài sản lưu động bình quân sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận.

3.4. Chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng lao động

Phân tích ảnh hưởng các yếu tố lao động đến sản xuất là đánh giá cả hai mặt về số lượng và về chất lượng ảnh hưởng đến sản xuất. Điều này có nghĩa rất quan trọng vì qua phân tích chúng ta có thể đánh giá được tình hình biến động về số lượng lao động, tình hình tăng năng suất lao động, tình hình bố trí cũng như tình hình sử dụng thời gian lao động để thấy rõ khả năng mặt mạnh cũng như mặt còn hạn chế của lao động. Trên cơ sở đó mới có biện pháp khai thác quản lý sử dụng hợp lý lao động để làm tăng năng suất người sử dụng lao động.

Thông qua các chỉ tiêu sau để đánh giá xem doanh nghiệp đã sử dụng lao động có hiệu quả hay không.

+ Năng suất lao động bình quân trong kỳ: Năng suất lao động

bình quân trong kỳ =

Giá trị tổng sản lượng trong kỳ

Tổng số lao động bình quân sử dụng trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết 1 công nhân viên trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng GTSX.

Chỉ tiêu năng suất lao động được biểu hiện trên ba loại: Năng suất lao động giờ, năng suất lao động ngày và năng suất lao động năm.

Năng suất lao động giờ được xác định theo công thức.

Năng suất lao động giờ = Giá trị tổng sản lượng Tổng số giờ làm việc

Năng suất lao động giờ biến động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, chủ yếu là các nhân tố sau:

- Do trình độ cơ giới hoá, tự động hoá cao hay thấp tình trạng máy móc thiết bị cũ hay mới.

- Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không.

- Do trình độ tổ chức quản lý sản xuất, tình hình bố trí nơi làm việc, sử dụng đòn bẩy kích thích lao động.

Còn năng suất lao động ngày được tính theo công thức. Năng suất lao động ngày = Giá trị tổng sản lượng

Tổng số ngày làm việc Hoặc: Năng suất lao

động ngày =

Độ dài ngày lao động x

Năng suất lao động giờ

Như vậy năng suất lao động ngày chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động giờ và độ dài ngày lao động. Nếu tốc độ tăng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày tăng hơn.

Năng suất lao động năm lại được tính như sau:

Năng suất lao động năm = Giá trị tổng sản lượng Tổng số công nhân Hoặc:

Năng suất lao động năm =

Số ngày làm việc bình quân của một công nhân x

Năng suất lao động ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy năng suất lao động năm vừa chịu ảnh hưởng của năng suất lao động ngày, vừa chịu ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân trong năm. Nếu tốc độ tăng năng suất năm lớn hơn tốc độ tăng suất ngày chứng tỏ số ngày làm việc bình quân của một công nhân tăng lên.

Phân tích tình hình sử dụng ngày công và tình hình sử dụng giờ công.

Sử dụng tốt giờ công và ngày công là một biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng hạ giá thành và đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất.

- Ngày công theo lịch: Số ngày tính theo lịch dương (là 365 ngày).

- Ngày nghỉ theo chế độ: Số ngày công theo lịch - ngày nghỉ theo chế độ. - Ngày công thiệt hại: Bao gồm số ngày công ngừng việc (nghỉ do máy móc thiết bị hỏng, do thiếu nguyên vật liệu, do thời tiết, mất điện) và do vắng mặt (nghỉ phép định kỳ, ốm đau, thai sản, hội họp, tai nạn lao động).

- Ngày công làm thêm ca.

- Ngày làm việc thực tế = ngày công chế độ – ngày công thiệt hại + ngày công làm thêm.

+ Mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên một lao động Sức sinh lợi lao động trong kỳ = Lợi nhuận đạt được trong kỳ

Lao động bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 công nhân viên trong kỳ tạo ra đựơc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hai chỉ tiêu trên phản ánh đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ của doanh nghiệp về mặt chất lượng cũng như số lượng. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng lao động hoặc hiệu suất sử dụng thời gian lao động.

Ngoài ra tiền lương chính là khoản thu nhập chính của người lao động. Nó được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất và được trả cho người lao động để bù đắp sức lao động đã hao phí.

Hiệu suất tiền lương = Lợi nhuận (doanh thu) Tổng tiền lương

Ý nghĩa: Hiệu suất tiền lương cho biết 1 đồng tiền lương tương ứng với bao nhiêu

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển việt nam (Trang 29 - 34)