Phân tích SWOT của Vosco

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển việt nam (Trang 52 - 57)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT

2.Phân tích SWOT của Vosco

2.1. Điểm mạnh

- Là đơn vị thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Vosco được hỗ trợ trong việc vay vốn ưu đãi phát triển các đội tàu theo các chương trình của Chính phủ.

- Vosco luôn chủ động trẻ hoá đội tàu và nâng cao tình trạng kỹ thuật đội tàu. Đội tàu được kiểm tra giám sát kỹ thuật bởi các cơ quan đăng kiểm có uy tín trên thế giới như Lloyd’s, NK, VK bảo đảm tàu hoạt động an toàn trên tất cả các nước

trên thế giới. Công ty cũng đã làm quen với các hoạt động cạnh tranh trực tiếp trong thị trường khu vực, tự khai thác các tuyến đi. Đây cũng là một ưu điểm giúp Công ty chủ động trước một thị trường hàng hải ngày càng mở rộng và cạnh tranh gay gắt.

- So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, điểm mạnh của Vosco là năng lực đội tàu lớn, chuyên nghiệp, chủ động thời gian, lịch trình tàu.

Vosco Vinaship Vinatranschart Transco

Số tàu 28 17 18 2

Tổng trọng tải (DWT) 550.044 159.445 280.404 14.217

Tuổi bình quân 16,3 21,2 18,1 30

(Nguồn: Phòng phân tích đầu tư – Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt VDSC tổng hợp, năm 2009)

Vosco hiện là công ty lớn nhất tại Việt Nam về năng lực vận tải biển. Đội tàu Vosco có 28 tàu với tổng trọng tải trên 550 ngàn DWT, lớn gấp hơn 2 lần công ty đứng thứ 2 là Vitranschart, chiếm khoảng 24% tổng năng lực vận tải biển của Vinalines và 12% của đội tàu cả nước.

- Thêm vào đó, Vosco dịch vụ vận tải đa dạng, đội tàu phong phú về chủng loại. Vosco có đội tàu lớn nhất cả nước với cả 3 chủng loại: tàu hàng khô, tàu dầu, tàu container. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác như: Vinatranschart – doanh nghiệp vận tải biển đứng hàng đầu ở phía Nam – chỉ chuyên vận tải hàng khô. Transco – vốn là một xí nghiệp của Công ty vận tải biển III tách ra và cổ phần hóa – chỉ có đội tàu quy mô nhỏ với hai tàu khô,…

- Ngoài ra, sự đa dạng hoá về cơ cấu phương tiện vận chuyển có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển mọi lúc, mọi nơi với yêu cầu cao về khối lượng, chất lượng và tiến độ. Đội ngũ quản lý của Vosco có bề dày kinh nghiệm, cổ đông sáng lập, các nhà đầu tư lớn vào công ty đều là những người có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà công ty kinh doanh. Công ty có nguồn nhân lực đầy năng lực và kinh nghiệm để tổ chức kinh doanh vận hành đội tàu.

- Vosco là một trong số rất ít các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam có khả năng hoạt động và cạnh tranh tự do trên thị trường quốc tế. Hầu hết các công ty vận

tải biển Việt Nam chú trọng khai thác tuyến nội địa hoặc nếu khai thác tuyến quốc tế thì đều có sự hỗ trợ tương đối mạnh từ các đơn vị chủ quản (như VIPCO, VITACO có sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, PVTRANS có sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam).

- Vosco ít chịu áp lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO. Do hoạt động kinh doanh chủ yếu là khai thác các tuyến Quốc tế dựa vào khả năng cạnh tranh tự do, Vosco không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự cạnh tranh của các đội tàu Quốc tế vào Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường vận tải biển. Mặt khác, Vosco có mối quan hệ lâu năm với các hội môi giới hàng hải trong đó chủ yếu là Singapore - một trong những trung tâm môi giới hàng hải Quốc tế lớn, do đó đội tàu Vosco luôn có sự chủ động trong việc giao nhận hàng thông qua các đại lý môi giới quốc tế, giúp tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển không hàng giữa các tuyến. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của Vosco so với các doanh nghiệp vận tải biển trong nước khác.

2.2. Điểm yếu

- Các dịch vụ hậu cần vận tải của Vosco cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn khá dời rạc khiến khả năng cạnh tranh là tương đối yếu. Theo World Bank, Việt Nam xếp thứ 53 trong tổng số 150 nước về chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics. Trong khu vực, Việt Nam chỉ đứng trên Lào.

Hình 5: Dịch vụ cung ứng của Doanh nghiệp Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành hàng hải – Phòng nghiên cứu phân tích - Công ty Cổ phần chứng khoán phố Wall WSS)

- Xu hướng vận chuyển hàng container hiện nay phát triển mạnh trong khi ở Việt Nam vẫn chủ yếu bốc xếp hàng rời, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Thêm

vào đó, đội tàu container của Vosco lại mới được thành lập với 2 tàu container từ tháng 12/2008. Do mới bước đầu kinh doanh vận chuyển container, kinh nghiệm quản lý khai thác còn kém, nguồn hàng chưa được ổn định, lại gặp đúng thời điểm kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, dẫn tới Vosco chưa phát huy hết, khai thác hết được hiệu quả của đội tàu container.

- Đội tàu của Vosco tuy được xếp vào loại lớn nhất cả nước, nhưng tuổi thọ trung bình của đội tàu hiện đã lên khá cao so với mức trung bình (khoảng 16 tuổi). Chi phí sửa chữa tàu vì thế mà cũng tăng cao, thời gian dừng tàu cũng tăng cao khiến hiệu quả khai thác đội tàu có phần bị hạn chế.

- Công ty sử dụng nợ nhiều trong cơ cấu vốn: nợ ngắn hạn 789 tỷ đồng, nợ dài hạn 2.390 tỷ đồng (năm 2009). Điều này khiến công ty gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn khi Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ. Lãi suất đi vay đã có lúc lên hơn 20%.

2.3. Cơ hội

Cơ hội lớn cho những doanh nghiệp cảng là nhu cầu thị trường tiềm năng, đến từ các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu. Theo IMF, kinh tế trong nước nhanh chóng hồi phục và đạt được mức tăng trưởng 7% trong năm sau 2009. Xuất nhập khẩu cũng nhờ đó sẽ tăng trưởng trở lại tạo ra tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển, khai thác và dịch vụ cảng.

Dòng vốn FDI cũng như vốn đầu tư xã hội chảy vào những lĩnh vực công nghiệp chế biến trong những năm gần đây tăng nhanh, chiếm khoảng 50% tổng vốn FDI đăng ký và 20% tổng vốn đầu tư cho toàn ngành kinh tế. Những dấu hiệu đó cho thấy tổng mức sản xuất xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đồng nghĩa với việc nhu cầu do dịch vụ cảng biển cũng sẽ tăng.

Dự báo năm 2010, cảng trung chuyển của Singapore sẽ rơi vào tình trạng quá tải hàng và đây là cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc tiếp nhận lượng hàng hóa lớn trên thế giới. Đây chính là một cơ hội lớn cho ngành vận tải biển Việt Nam phát triển.

Trong tương lai, khi cảng Vân Phong hình thành, một lượng hàng xuất nhập khẩu khổng lồ của Việt Nam và các nước trong khu vực vận hành trên các tuyến

xuyên đại dương đi châu Âu, Bắc Mỹ sẽ trung chuyển qua đây, thay vì đi qua các đầu mối trung chuyển hiện có như Hồng Kông, Singapore... Ngoài ra, một nguồn container dồi dào của Khu kinh tế Vân Phong và lân cận vận hành trên các tuyến biển gần cũng sẽ quá cảnh qua đây. Đối với nguồn hàng trong nước, vai trò của cảng Vân Phong chủ yếu là hỗ trợ cho các cảng cửa ngõ, đầu mối; đảm nhận tiếp chuyển hàng container xuất nhập khẩu vận hành trên các tuyến biển xa bằng cỡ tàu lớn mà các cảng cửa ngõ và đầu mối không có khả năng tiếp nhận hoặc năng lực thông qua không đáp ứng nổi.

Xu hướng vận chuyển hàng container trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đa số lại chưa thể tự đầu tư cho mình một đội tàu container. Đây chính là cơ hội cho Vosco phát triển mạnh trong lĩnh vực khai thác kinh doanh vận tải container. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Thách thức

Năng lực trong việc cung cấp các dịch vụ của cảng biển Việt Nam hạn chế hơn so với các nước trong khu vực khiến dịch vụ của các doanh nghiệp cảng cũng trở nên kém hấp dẫn đối với các hãng tàu nước ngoài có nhu cầu quá cảnh.

Các nước trong khu vực có lợi thế về cảng cũng đang tích cực đầu tư, mở rộng cầu cảng, nâng cao năng lực chuyên chở của đội tàu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác cảng sẽ trở thành đối thủ nặng ký cho các doanh nghiệp Việt Nam, miếng bánh lợi nhuận sẽ bị chia sẻ.

Cam kết mở cửa tối đa đối với lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ hàng hải khác trong lộ trình ra nhập WTO của Việt Nam sẽ khiến mức độ cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn. Nhiều tàu của Việt Nam sẽ không được phép tham gia vận tải tuyến quốc tế do không đáp ứng được tiêu chuẩn khi tham gia vào sân chơi thế giới.

Điều khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp vận tải là nguồn hàng không ổn định. Như thế, rủi ro về hiệu quả khai thác là rất cao nếu đầu tư mới tàu trọng tải lớn hơn. Chính vì thế, phần lớn các đội tàu là được mua lại đã qua sử dụng của các hãng nước ngoài với độ tuổi trên 10.

Thói quen sử dụng điều kiện thương mại Incoterm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thường là mua CIF, bán FOB – tức là nhường khâu vận tải cho các bạn hàng nước ngoài.

Hiện nay các công ty liên doanh được phép sản xuất đầu tư khép kín từ sản xuất kinh doanh cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải đã làm cho cạnh tranh trong dịch vụ vận tải biển trở nên phức tạp hơn.

Như vậy, ta thấy Vosco có rất nhiều điểm mạnh và cơ hội để kinh doanh và phát triển trong ngành vận tải biển Việt Nam. Tuy nhiên, sự cạnh tranh vô cùng gay gắt trong ngành vận tải biển hiện nay cũng tạo cho công ty không ít khó khăn và thách thức. Để có thể tồn tại và phát triển ngày một lớn mạnh, Vosco cần có những giải pháp để khắc phục những điểm yếu trên của mình, đồng thời tập trung phát huy hết những điểm mạnh, nắm bắt thời cơ kịp thời.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển việt nam (Trang 52 - 57)