Tác hại của sắt và mangan đối với con người

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm sắt và mangan trong nước thải khai thác than công ty TNHH MTV 618 và đề xuất phương án xử lý (Trang 37 - 38)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.4. Tác hại của sắt và mangan đối với con người

Nước chứa sắt và mangan hàm lượng thấp không ảnh hường đến sức khỏe con người. Những nguồn nước này khi tiếp xúc với oxi không khí trở nên đục và tạo cảm quan không tốt đối với người sử dụng, do sự oxi hóa Fe2+ và Mn2+ thành Fe3+ và Mn4+ , tồn tại dưới dạng ô xít có kích thước rất nhỏ lơ lửng trong nước.

Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt (II) cao sẽ làm cho nước có vị tanh, và nếu tiếp xúc với không khí thì nhanh chóng chuyển sang màu vàng của sắt (III), làm tăng độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Nước có hàm lượng mangan cao sẽ gây ra hiện tượng nhiễm độc. Tuy nhiên để xác định một bệnh nhân có bị nhiễm độc Mn hay không rất khó khăn bởi các triệu chứng thường không rõ ràng và mang tính chất chủ quan. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới vào những năm 40, mới gặp khoảng 250 trường hợp bị nhiễm độc. Ở Việt Nam, cho đến nay tuy đã phát hiện một số trường hợp có dấu hiệu của nhiễm độc Mn, nhưng chưa gặp trường hợp nhiễm độc điển hình nào và cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập vấn đề liệu những người sống tiếp giáp khu khai thác Mn có dấu hiệu của nhiễm độc hay không. Mn gây ra những tác động tiêu cực qua tiếp xúc nghề nghiệp như khai thác, chế biến quặng, luyện kim và các ngành công nghiệp có sử dụng Mn và các hợp chất của Mn.

Khi bị nhiễm độc Mn, nạn nhân thường có những biểu hiện như rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh dẫn đến căn bệnh Parkinson (run tay chân). Run nhẹ có thể làm việc được nhưng năng suất lao động giảm. Run nặng không làm việc được sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống. Khi mổ tử thi những nạn nhân bị nhiễm độc Mn cho thấy thần kinh trung ương bị tổn thương. Liều tối thiểu gây ngộ độc Mn đối với người rất khó xác định, song những người thường xuyên tiếp xúc với không khí chứa khoảng 2-5 mg/m3 nhận thấy có những tác động bất lợi.

Mn có độc tính nặng tới màng nguyên sinh chất của tế bào, tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn. Nếu nhiễm nặng có thể dẫn đến tử vong. Tỷ lệ hấp thụ Mn vào cơ thể phụ thuộc vào số lượng Mn thâm nhập và sự hiện diện của các kim loại khác như Fe, Cu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm sắt và mangan trong nước thải khai thác than công ty TNHH MTV 618 và đề xuất phương án xử lý (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)