Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH trong quá trình ôxy hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm sắt và mangan trong nước thải khai thác than công ty TNHH MTV 618 và đề xuất phương án xử lý (Trang 59 - 61)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.5.4. Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH trong quá trình ôxy hóa

Tiến hành thí nghiệm để khảo sát khả năng xử lý sắt và mangan trong môi trường nước của nước ôxy với các điều kiện pH khác nhau

Hóa chất và dụng cụ

- Máy đo quang : Novaspec II (Anh) – Xác định nồng độ ion Mn2+ - Máy đo pH

- Nước ôxy

- Các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm - Dung dịch kiềm NaOH đặc

- Giấy lọc

- Dung dịch nước thải có hàm hượng Mn và Fe cao - Axit sunfuric H2SO4

- Nước cất, H2O

Quy trình thí nghiệm

- Pha 500 ml dung dịch nước chứa Mn2+ và tiến hành điều chỉnh pH của dung dịch

- Đổ 500 ml dung dịch Mn2+đã pha ở trên vào bình phản ứng đã có sẵn nước ô xy già và tiến hành sục khí cho phản ứng xảy ra.

- Sau các khoảng thời gian 30, 60, 90 phút, lấy một ít dung dịch ra, lọc bằng giấy lọc băng xanh thu được dung dịch lọc

- Hút 5ml dung dịch lọc trên cho vào bình định mức 25ml và tiến hành xác định lượng Fe2+, Mn2+ còn lại trong dung dịch

- Khảo sát các thí nghiệm tại pH= 5,6,7,8,9

2.3.5.5. Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH trong quá trình ô xy hóa sắt và mangan trong nước thải mỏ than bằng tác nhân nước ô zôn (O3)

Tiến hành thí nghiệm khảo sát khả năng xử lý mangan trong môi trường nước của khí ôzôn với các pH khác nhau

Hóa chất và dụng cụ

- Máy đo quang : Novaspec II (Anh) – Xác định nồng độ ion Mn2+ - Máy đo pH

- Máy tạo khí ozon.

- Các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm - Dung dịch kiềm NaOH đặc

- Giấy lọc

- Dung dịch nước thải có hàm hượng Mn và Fe cao - Axit sunfuric H2SO4

- Bạc nitrat, AgNO3.

- Amoni pesunfat (NH4)2S2O8. - Nước cất, H2O

Quy trình thí nghiệm

- Pha 500 ml dung dịch nước chứa Mn2+ và tiến hành điều chỉnh pH của dung dịch

- Đổ 500 ml dung dịch Mn2+ đã pha ở trên vào bình phản ứng. Tiến hành sục khí ô zon cho phản ứng xảy ra

- Sau các khoảng thời gian 10, 20 phút, lấy một ít dung dịch ra, lọc bằng giấy lọc băng xanh thu được dung dịch lọc

- Hút 5ml dung dịch lọc trên cho vào bình định mức 25ml và tiến hành xác định lượng Fe2+, Mn2+còn lại trong dung dịch

- Khảo sát các thí nghiệm tại pH= 5,6,7,8.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm sắt và mangan trong nước thải khai thác than công ty TNHH MTV 618 và đề xuất phương án xử lý (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)