Sự kết hợp giữa Norfloxacin và Dexamethason trong thuốc

Một phần của tài liệu ''Nghiên cứu khảo nghiệm, đánh giá độ an toàn, tác dụng và hiệu lực của chế phẩm kháng sinh nhũ dầu Norflox- D-10% trong phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm''. (Trang 37 - 39)

Sự kết hợp của Norfloxacin và Dexamethasone trong thuốc tạo thành thuốc ở dạng nhũ dầu và dạng nước. Như ta đã biết:

Theo Võ Xuân Minh và Phạm Ngọc Bùng (2002) [4] cho biết: Nhũ tương hay còn gọi là nhũ dầu là những hệ phân tán cơ học vi dị thể, tạo bởi hai chất lỏng không đồng tan. Trong đó, một chất lỏng được phân tán đồng đều vào chất lỏng thứ 2 (môi trường phân tán) dưới dạng các tiểu phần có đường kính 0, 1 đến hàng chục micromet.

Nhũ tương thuốc là những dạng thuốc lỏng hay mềm có cấu trúc nhũ tương dùng để uống, tiêm hay dùng ngoài.

Thành phần của nhũ tương thuốc gồm 3 thành phần - Pha nội (pha phân tánp)

- Pha ngoại (môi trường phân tánm) - Chất nhũ hoá (chất gây phấn tánc)

Dược chất, các chất phụ và dung môi tham gia vào thành phần của pha nội hay pha ngoại tuỳ theo độ phân cực của các thành phần.

Hai pha lỏng không đồng tan có trong thành phần của nhũ tương được quy ước gọi là pha dầu và pha nước. Pha dầu bao gồm các chất không phân cực như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu parafin, cloroform, bromform, menthol...

Pha nước bao gồm các chất lỏng phân cực hay được dùng trong bào chế như: nước, cồn, glyxerin và cả các dược chất hoặc chất phụ (chất làm ngọtc, chất bảo quản..) dễ hoà tan trong các chất lỏng nói trên.

Các dược chất và chất phụ là chất rắn tham gia vào nhũ tương ở dạng dung dịch. Các chất này được hoà tan tạo thành dung dịch trong chất lỏng có trong thành phần pha dầu hoặc pha nước, trước khi phần tán hai pha vào nhau.

Ngoài ra để thu được như tương có nồng độ pha phân tán cao thường gặp trong thực tiễn bào chế thuốc, trong nhũ tương nhất thiết phải có thành phần thứ 3giúp cho nhũ tương được hình thành và ổn định. Các chất này gọi chung là các chất nhũ hoá - ổn định. Phân loại nhũ tương:

- Nhũ tương thuộc kiểu D/N (dầu trong nướcd) - Nhũ tương thuộc kiểu N/D (nước trong dầu)

- Nhũ tương kép kiểu N/D/N (pha phân tán là một nhũ tương p /D)

Nhũ tương tiêm, truyền: Tiêm bắp có thể dùng 2 kiểu nhũ tương D/N và N/D. Tiêm tĩnh mạch chỉ dùng kiểu nhũ tương D/N.

Ưu điểm chung của thuốc tiêm truyền dạng nhũ tương:

- Nhũ tương cho phép phối hợp dễ dàng các dược chất lỏng không đồng tan hoặc các dược chất rắn chỉ tan trong một loại dung môi.

- Nhũ tương còn làm cho dược chất phát huy tốt hơn tác dụng điều trị vì dưới dạng nhũ tương dược chất thường đạt độ phân tán cao và đồng nhất khi sử dụng sẽ có diện tiếp xúc lớn với các tổ chức của cơ thể và nhất là kéo dài thời gian tác dụng của thuốc trong cơ thể.

Đối với thuốc tiêm nhũ tương kiểu D/N có thể chế được các chất không tan hoặc Ýt tan trong nước dưới dạng Ýt tiêm tĩnh mạch. Các nhũ tương này mang tính chất của dạng thuốc nước nên không gây tắc mạch như các thuốc tiêm dầu và phát huy được tác dụng dược lý của dược chất.

Hiện nay, hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đã sản xuất thành công kháng sinh dạng nhũ tương và đang ứng dụng rất phổ biến trong phòng bệnh cho người và gia súc vì tính ưu việt của chúng là:

- DÔ sử dụng

- Phát huy tối đa tác dụng của thuốc - KÐo dài thời gian tác dụng của thuốc - Giảm số lần điều trị

- Hạn chế stress cho vật bệnh - Giảm giá thành điều trị

Tuy nhiên, chúng cũng có nhưng nhược điểm sau: Nhũ tương là hệ phân tán cơ học, không đồng thể, nên không bền và vì vậy đề điều chế đòi hỏi phải có một số phương tiện nhất định (chất nhũ hoá và các dụng cụ thiết bị để tạo lực gây phân tán), đồng thời cũng đòi hỏi người pha chế phải nắm vững kỹ thuật.

Một phần của tài liệu ''Nghiên cứu khảo nghiệm, đánh giá độ an toàn, tác dụng và hiệu lực của chế phẩm kháng sinh nhũ dầu Norflox- D-10% trong phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm''. (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w