Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (Trang 88 - 94)

Việc phân tích BCKQKD sẽ cho ta thấy được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ có hiệu quả hay không?

Để phân tích được sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh ta sẽ đi vào phân tích sự biến động của các khoản mục trên BCKQKD và đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu cả về số tương đối và tuyệt đối.

Xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận công ty đạt được trong năm với các yếu tố như tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả để ta thấy được hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh như thế nào.

Cụ thể ta có bảng phân tích sau:

Nhìn vào bảng số liệu phân tích dưới đây ta thấy doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2013 đã tăng 180.970.524.259 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 15,86% so với năm 2012. Có thể thấy doanh thu thuần bị tác động bởi những nguyên nhân chính sau:

Thu phí bảo hiểm gốc giảm. Khoản mục này đã bị giảm mạnh với quy mô giảm là 184.750.458.129 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 11,11%. Thu phí bảo hiểm gốc là nguồn doanh thu chính của công ty, nhưng trong năm doanh thu này của công ty lại bị giảm mạnh. Điều này cho thấy PTI cũng bị ảnh hưởng chung của nền kinh tế và thị trường bảo hiểm những năm gần đây, đặc biệt là năm 2013.

Việc tăng doanh thu thuần chủ yếu là do việc giảm mạnh các khoản giảm trừ doanh thu và khoản dự phòng phí. Các khoản giảm trừ giảm 47,37%, còn dự phòng phí giảm đến 72,4%.

Bảng 3.5: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: Tác giả tự tính toán trên cơ sở BCTC của Tổng công ty CP bảo hiểm Bưu điện năm 2013)

Bên cạnh đó, công ty còn tăng khả năng nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm. Năm 2013 phí nhận tái bảo hiểm tăng lên là 8.318.649.636 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 9,29%, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm tăng lên là 1.354.234.440 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 2,05%.

Bên cạnh việc giảm mạnh doanh thu chính cùng các khoản giảm trừ thì việc tăng nhẹ các khoản doanh thu về thu phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm cũng ảnh hưởng tới biến động của doanh thu. Tuy nhiên vì đây không phải là các hoạt động chính của công ty nên tỷ lệ tăng nhẹ không ảnh hưởng nhiều tới tổng doanh thu của công ty.

Tiếp đến cùng xem xét tới sự biến động của tổng chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Năm nay chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng mạnh, quy mô tăng là 114.520.798.763 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 16,87%. Do tính chất các khoản chi của ngành bảo hiểm là gắn liền với rủi ro, vì vậy việc tăng hay giảm chi phí có thể ngoài tầm kiểm soát của công ty. Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện một điều rằng, công ty kiểm soát rủi ro chưa tốt, các chính sách đánh giá rủi ro chưa thích hợp cho các hợp đồng bảo hiểm. Doanh thu trực tiếp từ hoạt động bảo hiểm tăng mạnh hơn chi phí trực tiếp đã làm cho lợi nhuận gộp tăng, đây là dấu hiệu tốt, công ty đang đầu tư hiệu quả vào ngành nghề then chốt của mình.

Bên cạnh việc kinh doanh bảo hiểm thì đầu tư tài chính cũng là một hoạt động rất quan trọng của công ty nói riêng, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung. Qua phân tích về cơ cấu các khoản mục trên BCĐKT ta thấy công ty đang có xu hướng dịch chuyển các khoản đầu tư ngắn hạn sang dài hạn. Tuy nhiên có vẻ như đây chưa phải là phương án đầu tư tốt của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 đã giảm 9.264.825.319 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 8,43% so với năm 2012, trong khi đó chi phí hoạt động tài chính lại tăng lên 25.184.475.755 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 294,17% (có nghĩa là chi phí hoạt động tài chính năm 2013 tăng gấp 3 lần năm 2012, một con số quá lớn). Kết quả là lợi nhuận hoạt động tài chính đã giảm 34.449.301.074 đồng, tương ứng với

tốc độ giảm là 34%. Như vậy, công ty cần xem lại về phương án đầu tư tài chính trong thời gian tới, xét về cả hiệu quả đầu tư lẫn rủi ro kinh doanh để hạn chế việc đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn không phù hợp với công ty. Tiếp đến, khoản mục chi phí bán hàng cũng là một khoản mục có biến động lớn trong năm 2013. Theo như thông tin thuyết minh thì chi phí bán hàng chủ yếu là các chi phí phát triển mạng lưới đại lý và quản lý dịch vụ sau bán hàng. Như vậy có thể thấy quy mô của công ty đang được mở rộng thông qua việc mở các đại lý. Tuy nhiên trong khi quy mô công ty được mở rộng ra như vậy nhưng doanh thu chính lại giảm, chứng tỏ rằng việc mở rộng quy mô trong thời gian này là chưa hợp lý, công ty cũng nên cân nhắc, xem xét lại về phương án mở thêm các đại lý ủy quyền.

Sau khi phân tích biến động của các khoản mục trên BCKQKD, từ doanh thu bảo hiểm, chi phí trực tiếp tới hoạt động bảo hiểm tới doanh thu tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng thì yếu tố sau cùng cần xem xét đó là lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty. Lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty giảm 9.126.454.130 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 14,4%. Nhìn chung trong năm công ty hoạt động khá ổn định, việc giảm sút doanh thu, lợi nhuận này một phần cũng là do yếu tố khách quan, chính là sự khó khăn chung của nền kinh tế, một phần cũng là do hướng đầu tư của công ty chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của công ty, tình hình kinh tế hiện tại. Công ty cần tính toán lại về phương án kinh doanh, cũng như phương án mở rộng quy mô trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w