Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (Trang 98 - 105)

Bảng 3.7: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: Tác giả tự tính toán trên cơ sở BCTC của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện năm 2012-2013)

Để đánh giá và có cái nhìn một cách tổng quát nhất, ta sẽ đi vào phân tích hiệu quả sử dụng của tổng tài sản của Tổng Công ty.

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản là 3,98 trong năm 2012 giảm xuống còn 3,27 trong năm 2013 với quy mô giảm là 0,71 tương với tốc độ giảm là 17,76%. Rõ ràng quy mô tài sản tăng lên nhưng lợi nhuận lại giảm nhiều. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng của tài sản của Tổng Công ty khá thấp, hiệu quả bị giảm đi. Điều này chứng tỏ xu hướng đầu tư của Tổng Công ty trong năm chưa đúng và thích hợp.

Tiếp đến số vòng quay của tài sản: với số cụ thể là 0,72 vòng năm 2012 tăng lên 0,8 vòng trong năm 2013 với quy mô tăng là 0,08 tương ứng với tốc độ tăng 11,31%.Như vậy tài sản đã được vận động nhiều hơn trong năm, tuy nhiên vẫn chưa được cao.

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu là 1,4 trong 2012 giảm xuống 1,25 trong 2013 với quy mô giảm la 0,14 với tốc độ giảm là 10,16%. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy để tạo ra 1 đồng doanh thu thì năm 2013 cần ít tài sản hơn. Nhưng trái ngược với điều đó thì suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế tăng lên 30,56 trong năm 2013 từ 25,13 trong năm 2012 với giá trị tăng là 5,43 tương ứng với tốc độ tăng là 21,59%.

Nguyên nhân là do tài sản trong năm đã tăng lên, doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận lại giảm đi. Có thể kết luận rằng việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của Tổng Công ty khá tốt trong năm 2013 nhưng xét với mối quan hệ giữa tài sản vào lợi nhuận thì sức sinh lời của tài sản lại giảm đi. Để rõ hơn, tác giả đi phân tích sâu hơn hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.

Bảng 3.8: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: Tác giả tự tính toán trên cơ sở BCTC của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện năm 2012-2013)

Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn đã giảm 0,71% tương đương với tốc độ giảm là 11,75% trong năm 2013 so với năm 2012. Nhìn vào 2 chỉ tiêu tài sản ngắn hạn bình quân và lợi nhuận sau thuế đều giảm đi trong năm 2013 thì có thể thấy việc giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn đã làm giảm hiệu quả của việc sử dụng tài sản vào trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do việc giảm giá trị tài sản ngắn hạn đồng thời tăng doanh thu thuần đã làm cho số vòng quay của tài sản ngắn hạn tăng 0,21 vòng trong năm 2013. Như vậy tài sản ngắn hạn đã được vận động tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh, tạo ra nhiều doanh thu hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn.

Việc vòng quay tài sản ngắn hạn tăng trong năm 2013 cho thấy tài sản được sử dụng nhiều hơn trong việc tạo doanh thu, vậy theo logic thì 1 đồng tài sản sẽ tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn. Thật vậy, nhìn vào chỉ tiêu suất hao phí của tài sản so với doanh thu thì có thể thấy 1 đồng doanh thu trong năm 2012 cần 0,97 đồng tài sản tham gia nhưng trong năm 2013 chỉ cần 0,77 đồng tham gia vào quá trình kinh doanh. Tổng Công ty đã nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong việc tạo ra doanh thu nhưng liệu việc đó có làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong năm? Để biết được tình hình này hãy xem xét chỉ tiêu suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhận sau thuế. Có thể thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ 1 đồng tài sản đã giảm đi. Năm 2012 để tạo ra 1 đồng lợi nhuận chỉ cần 16,54 đồng tài sản nhưng đến năm 2013 thì để tạo ra 1 đồng lợi nhuận cần đến 18,74 đồng tài sản. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế đã tăng từ 16,54 năm 2012 lên 18,74 năm 2013 với giá trị tăng là 2,2 tương đương với tốc độ tăng là 13,32% . Tổng Công ty đã sử dụng tài sản khá hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu nhưng lại chưa hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Do mục đích chính là phải tạo ra lợi nhuận nên Tổng Công ty cần chú trọng hơn về hiệu quả đem lại lợi nhuận hơn là doanh thu. Như vậy xét về tổng quát thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2013 của Tổng Công ty kém hiệu quả hơn so với năm 2012.

Bảng 3.9: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: Tác giả tự tính toán trên cơ sở BCTC của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện năm 2012-2013)

Bảng phân tích bên trên đã cho ta thấy một cách tổng quát về hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Tổng Công ty trong năm 2013 và so sánh với năm 2012 để thấy được hiệu quả đó tốt hơn hay kém hơn.

Trước hết hãy phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn để thấy được 1 đồng tài sản dài hạn đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm 2012 thì 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,1164 lợi nhuận còn trong năm 2013, 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,0846 lợi nhuận như vậy chỉ tiêu này đã giảm đi 3,18% tương ứng với tốc độ giảm 27,29%. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận giảm đi trong năm 2013 nhưng tài sản dài hạn lại tăng lên khá nhiều. Sức sản xuất của tài sản dài hạn cũng đã giảm nhẹ trong khi đó suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu hầu như không biến động còn suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh với quy mô tăng là 3,23 tương ứng với tốc độ tăng là 37,53%.

Tổng Công ty có xu hướng tăng đầu tư vào tài sản dài hạn trong năm, tuy nhiên qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tài sản dài hạn có thể thấy hướng đầu tư của Tổng Công ty chưa hiệu quả, kém hơn so với năm 2012. Tổng Công ty cần điều chỉnh lại các phương án đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dài hạn trong năm tới để có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (Trang 98 - 105)