Đặc điểm và tài nguyên đất

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho vùng hải đảo nghiên cứu điểm tại huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 58)

- Đảo Thanh Lam: so với đảo Cô Tô thì Thanh Lam có địa hình cao và tương đối phức tạp hơn Trên đảo có 3 suối lớn, chủ yếu tập trung ở phía Tây Bắc của đảo gồm:

a. Đặc điểm và tài nguyên đất

Đặc điểm nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng trên các đảo của huyện Cô Tô là quá trình feralit và laterit xảy ra mạnh mẽ. Quá trình phong hoá rất sâu sắc khiến cho quá trình khoáng hoá diễn ra nhanh, tầng đất mỏng và độ mùn thấp (Hình 6).

Đất trên huyện đảo hình thành trong điều kiện năng lượng địa hình cao, lượng mưa lớn nên rất dễ xảy ra xói lở. Thảm thực vật bị cạn kiệt đã khiến cho lũ đá xuất hiện, kéo theo những tảng đá lớn còn để lại trên những bãi tích tụ đá ở ven biển. Biên độ triều ở quần đảo khá cao, tạo thành nhiều lạch triều ăn sâu vào đất liền gây ra hiện tượng mặn hoá hình thành nên đất ngập mặn theo chu kỳ trên các bãi có nguồn gốc tích tụ biển, bao gồm đất mặn sú vẹt, đất chua mặn. Hiện nay trong phạm vi các đảo diện tích loại đất này không lớn, song có khả năng lan toả ở các vùng đất thấp đang canh tác. Mùa lũ trùng với mùa mưa khiến cho quá trình rửa trôi xói mòn đất diễn ra mạnh mẽ, tạo thành các khe rãnh xói mòn, các vạt trượt đất, các vùng đất trơ sỏi đá. Vào mùa khô, xảy ra quá trình thổi mòn của gió khiến cho các đụn cát di động phủ và lấn chìm cả các vùng đất deluvi và đất feralit chân núi.

Trên các đảo của Cô Tô có các loại đất: đất cát ven biển ngập triều ngập triều (Cn): phân bố thành dải hẹp, không liên tục xung quanh các đảo, trên các thềm tích tụ bậc một, có giá trị trong việc sử dụng làm bãi tắm phục vụ cho an dưỡng, du lịch; đất cồn cát, bãi cát thoát triều (Ct): thực chất là các bậc thềm cao 2,5 –3m đến 6m, giáp chân núi. Dưới ảnh hưởng của gió nên đất được đặc trưng bởi chế độ khô hạn do nước thoát quá nhanh, tầng dày đất > 100 cm, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, hạt mịn đến hạt trung. Quá trình hình thành đất không hoàn chỉnh. Đất có khả năng trồng phi lao, keo lá tràm và các cây cải tạo khác. Nói chung nhóm đất này có phản ứng chua, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng nên trong quá trình sử dụng đất cần bón nhiều phân xanh, phân

chuồng và sử dụng các biện pháp nâng cao độ phì, bảo vệ đất chống hiện tượng cát bay, cát chảy; đất dốc tụ (D): phân bố thành dải không liên tục ở chân đồi, nơi tiếp giáp với đất cát với trên độ dốc 8- 150 với tầng dày 50 - 70 cm, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng thuộc loại trung bình. Nếu được cải tạo tốt sẽ có hướng sử dụng là trồng lúa nước, cây ăn quả; đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): chiếm ưu thế trên các vùng đồi của quần đảo. Chiếm 80-85% diện tích ở Thanh Lam, 60-65% diện tích ở Cô Tô Lớn và hầu hết diện tích ở đảo Cô Tô Con, đảo Trần. Phân bố ở độ dốc > 250, do địa hình dốc, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, đất có tầng dầy 30 - 50cm nên giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng, chua, pH = 4-4,5. Chỉ có ở phần chân đồi với độ dốc thấp và thảm thực vật dầy thì tầng trên đất thường giàu mùn, không có kết von, chế độ ẩm trong đất được cải thiện hơn. Loại đất này rất thích hợp cho việc sử dụng theo phương thức lâm nông kết hợp. Để sử dụng có hiệu quả và bền vững loại đất này cần bảo vệ đất, chống xói mòn; đất dốc tụ phân bố tập trung hầu hết ở phía chân núi khu vực thôn Nam Đồng, thôn Hải Tiến với tổng diện tích 219 ha. Phân bố trên độ dốc 8- 150 với tầng dày 50 - 70 cm, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng thuộc loại trung bình. Nếu được cải tạo tốt sẽ có hướng sử dụng là trồng lúa nước, cây ăn quả. Đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá (Fx): phân bố chủ yếu trên các đồi thấp, độ cao khoảng 20 –30m, phổ biến nhất ở phía Tây và Tây Bắc đảo Thanh Lam; đất Feralit biến đổi do trồng lúa (FL): có diện tích 193,0 ha là loại đất cát pha thịt nhẹ, do quá trình canh tác đã làm thay đổi một số tính chất cơ bản của đất; đất mặn: là loại đất hình thành do sản phẩm của sông biển bồi tụ, bị mặn. Được phân bố ở hầu hết trên địa bàn huyện, diện tích khoảng 324,8 ha. Thành phần cơ giới chủ yếu của loại đất này là cát pha, tầng dưới nhiễm phèn, đất thường ngập nước theo chu kỳ khi thuỷ triều dâng; đất chua mặn (Mc): phân bố xen kẽ với đất mặn; đất hỗn hợp dốc tụ và cát. Trên hầu hết các đảo của huyện đều có các bãi đá phân bố chủ yếu ở rìa các đảo. Do quá trình mài mòn, của sóng biển đã tạo ra các dải bờ mài mòn tự nhiên có thể phục vụ cho du lịch. Ngoài ra còn tồn tại loại đất dùng vào mục đích quân sự và các mục đích khác thường được phân bố trên bề mặt đỉnh cao nhất của đảo 188m và 186m. Trên diện tích của hai bề mặt này được sử dụng để xây dựng cột đèn hải đăng và xây dựng trạm rada quan sát trên biển của bộ đội hải quân. Diện tích đất chiếm 4.5ha bằng 1% diện tích tự nhiên trên đảo.

Đánh giá chung về các loại đất của huyện Cô Tô cho mục đích sử dụng thực tiễn có thể đưa ra một số ý kiến như sau:

Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất trên các đảo. Đa số các loại đất này có tầng mỏng hoặc dày trung bình. Đất chua pHKCl = 4.0-4.5, nghèo mùn (mùn đất mặt < 1%). Hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, riêng hàm lượng kali tổng số tương đối cao nhưng lại thường tập trung ở các khoáng chưa phong hoá hoặc phong hoá dở dang nên càng khó sử dụng. Nói chung, nhóm đất đỏ vàng có độ phì thấp, đất dốc và tầng mỏng nên dành cho trồng rừng, khôi phục rừng tự nhiên, xây dựng khu bảo tồn quốc gia, khu du lịch sinh thái.

Nhóm đất dốc tụ có diện tích giới hạn, đất có phản ứng chua (pHKCl thường <4). Hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng thuộc loại trung bình. Tuy diện tích đất nhỏ hẹp nhưng lại có giá trị sử dụng làm vườn, đất thổ cư, đất canh tác nông nghiệp.

Nhóm đất cát phủ lên các bề mặt thềm tích tụ có địa hình bằng phẳng hoặc lượn sóng, nghiêng thoải nên có giá trị sử dụng nhiều mặt. Các đất cát xen lẫn đất dốc tụ glây hiện đang được sử dụng trồng lúa nước hoặc hoa màu. Nếu ngăn đập làm hồ chứa nước hoặc có nguồn nước ngầm phục vụ tưới thì có thể mở rộng các diện tích trồng lúa nước và hoa màu.

Đất cát trắng chiếm tỷ lệ đáng kể trong nhóm đất cát. Loại đất này bao gồm chủ yếu là các đất cát mịn, hạt trung hoặc đất cát pha. Đất có phản ứng chua (pHKCl = 4-5.3). Hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng thấp. Đất có khả năng sử dụng trồng rừng phi lao, keo lá chàm và các loại cây cải tạo đất khác. Ngoài ra, có thể dùng làm đất thổ cư, đất vườn, đất trồng lúa và hoa màu. Do thành phần cơ giới là đất cát và hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp nên trong quá trình sử dụng đất cần bón thêm nhiều phân xanh, phân chuồng, xen canh với các cây họ đậu và sử dụng các biện pháp nâng cao độ phì, cải tạo và bảo vệ đất, chống các hiện tượng cát bay, cát chảy làm thoái hoá đất.

Đất bãi cát ngập triều chu kì chiếm diện tích lớn nhất trong nhóm đất cát. Phương thức sử dụng loại hình đất này cũng khá đa dạng. Có thể sử dụng một phần đất này làm đầm nuôi hải sản như đầm nuôi hiện có ở phía nam đảo, hoặc sử dụng một phần làm cầu cảng, hoặc sử dụng làm bãi tắm phục vụ cho khu an dưỡng, khu du lịch sinh thái.

Các diện tích còn lại như bãi bùn cát ngập triều thường xuyên, đất xói mòn trơ sỏi đá, bãi đá và vách đá ven đảo nói chung ít có giá trị sử dụng. Đất xói mòn trơ sỏi đá nên dùng trồng rừng để cải tạo đất. Các bãi đá và vách đá là các cảnh quan tự nhiên có thể phục vụ cho du lịch sinh thái.

7/ Đánh giá đặc điểm hệ thực vật và tài nguyên sinh vật

a. Đặc điểm hệ thực vật

Nhìn chung hệ thực vật trên các đảo của huyện đảo khá phong phú, đa dạng về cả thành phần loài, về cả giá trị sử dụng cho các mục đích dân sinh, phát triển kinh tế của huyện và được phân hoá khá sâu sắc. Có thể nêu một số đặc điểm nổi bật của hệ thực vật trên các đảo của huyện như sau (Hình 7):

Trên đảo Cô Tô được phân bố 13 kiểu thảm bao gồm:

1. Rừng thứ sinh cây lá rộng

Rừng hiện còn ở các đỉnh đồi của đảo lớn (tập trung ở phía Bắc) và đảo Cô Tô Con, tổng diện tích là 442,95ha. Địa hình nơi rừng phân bố thường dốc 200- 250. Do bị khai thác mạnh, rừng hiện tại chỉ còn 15 -20% diện tích tự nhiên với cấu trúc đơn giản: tầng cây gỗ cao 10 - 20 m, che phủ thưa; tầng cây bụi, gỗ nhỏ cao 2 - 8 m, che phủ khá kín; dưới cùng là tầng cỏ, độ che phủ thấp.

2. Trảng cây bụi

Hình thành do việc khai phá rừng làm đất canh tác, sau đó bỏ hoang và các trảng cỏ dần xuất hiện. Dưới trảng cỏ đất dần dần được cải thiện và các cây bụi dần tái sinh tạo thành trảng cây bụi. Trảng cây bụi này có nền đất còn tốt và tái sinh nhanh trở về trạng thái rừng. Các trảng cây thường cao 2 - 8m, cấu trúc lộn xộn, không phân tầng, che phủ kín.

3. Trảng cỏ

Phân bố rải rác ở các chân đồi, nên dễ bị tác động của con người. Diện tích khoảng 85,19ha. Trảng cỏ gồm các loại cỏ cao trên 2m ở những nơi đất ẩm và dày, còn trên các đất chặt và nghèo cỏ chỉ cao trung bình 0,5 - 2m.

Phân bố trên các cồn cát với cấu trúc rừng đơn giản. Đây là kiểu rừng thứ sinh lá rộng với: tầng cây gỗ cao 8 - 15m; tầng cây bụi cao 2 - 4m, thưa; tầng hạ mộc dưới 2m thưa. Nói chung các loại cây này thích ứng với tình trạng khô hạn trên các cồn cát thoát nước nhanh.

5. Trảng cây bụi thứ sinh

Hình thành do việc khai thác tầng cây gỗ, bụi, củi. Trảng cây bụi trên cồn cát có độ cao từ 1-2 m, độ che phủ thưa 40- 60%, gồm các cây mọc loà xoà, đứt quãng. Thành phần loài gồm các loài cây bụi cũ của rừng và một số cá thể mới thích nghi với điều kiện hiện tại của cồn cát.

6. Trảng cỏ thứ sinh

Phân bố rải rác trên các tầng thấp hướng vào nội địa của các cồn cát. Bao gồm các loài sau: poaceae, asteraceae, euphorbiaceae, fabaceae, poaceae, cyperaceae,

xyridaceae, rubiaceae, mà thành phần loài của nó theo cách gọi tiếng Việt là: cỏ sữa, tràng quả ba cạnh, xạ tử rụng, cước, cói bạc đầu,...

7. Trảng cây bụi dựa biển

Sở dĩ gọi như vậy là do loài này phân bố trên một dải đất hẹp bị nhiễm mặn ở các cung lồi của bờ biển, nơi sóng tác động trực tiếp vào đá gốc.

8. Trảng cỏ trên vũng trũng ngập nước ngọt

Các vùng trũng ngập nước ngọt khá phổ biến ở trên đảo, thường phân bố sau các cồn cát.

9. Rừng ngập mặn

Nơi phân bố điển hình là vụng Hồng Vàn. Độ che phủ của rừng thưa, các cây cao 2m - 5m có diện tích khoảng 196,27ha. Thành phần loài đơn giản gồm: họ Bàng -

combretaceae, họ Đước - rhizophoraceae. Ven mép triều là các cây cỏ mọc kín, chỉ cao 0,1m - 0,3m với các loài cỏ cựa gà, cói đầu tròn, cỏ gấu, diện tích là 124,69ha.

Diện tích 277,77ha. Thảm thực vật ở đây đơn giản và thưa thớt. Cây phổ biến ở bãi biển có Rau muống biển (Ipomocea pes-caprae). Sát ven bờ có một số cây bụi và cỏ như: cỏ chông, diệp xoan, phong ba, dừa cạn,...

11. Rừng trồng

Diện tích 75,05ha, được trồng với mục đích phòng hộ trên các cồn cát hay trên các đồi sau khi rừng bị phá huỷ. Đó là các loài Phi lao (Casuarina equisetifolia), Bạch đàn (Eucalyptus) và Thông.

12. Lúa nước

Lúa được trồng ở các vùng trũng ngập nước ngọt, với diện tích là 304,4ha. Hiện nay, diện tích lúa đang được phát triển với nhiều hình thức canh tác.

13. Các cây trồng ở khu dân cư

Khu dân cư phân bố ở vùng thấp ven đồi, xen lẫn vào đó là các vườn cây ăn quả và lấy lương thực. Các cây trồng ở đây với nhiều mục đích khác nhau, cụ thể: cây lấy gỗ và bóng mát gồm: bàng, phi lao, tre, xà cừ, xoan,...; Cây thực phẩm, lương thực: khoai, sắn, rong riềng và các loại rau, đậu; cây ăn quả có: cam, nhãn, na, chuối, mít.

Trên đảo Thanh Lam có 13 kiểu thảm bao gồm::

1. Rừng thứ sinh trên đất địa đới

Rừng còn phân bố ở trung tâm đảo và bắc đảo trên các đỉnh đồi. Cấu trúc rừng mang tính chất thứ sinh: Tầng tán rừng chỉ có các cây gỗ cao 8-15m với độ che phủ khoảng 30-50%, dưới tán cây gỗ là tầng cây bụi cao 5-8m che phủ dày đặc. Dưới cùng là các cây cỏ chịu bóng.

2. Trảng cây bụi thứ sinh trên đất địa đới

Trảng cây bụi hình thành trên đất canh tác bỏ hoang nhiều năm, đất dưới trảng cây bụi mỏng, tầng dầy thay đổi, nghèo hơn đất dưới rừng thứ sinh. Các cây bụi chủ yếu là các cây ưa sáng mọc nhanh.

3. Trảng cỏ thứ sinh trên đất thoát nước tốt

Được hình thành trên đất nương rẫy bỏ hoang có tầng mỏng, nghèo hơn đất dưới rừng và trảng cây bụi. Trảng cỏ phân bố ở phần đồi núi trung tâm đảo gần các khu dân cư.

4. Rừng thứ sinh trên các đụn cát ven biển

Các đụn cát ở Thanh Lam được bảo tồn khá tốt ở bờ Đông của đảo. Nền đất cát tơi bở rời không có kết cấu nghèo thoát nước nhanh nên đất uôn khô hạn. Rừng có cấu trúc đơn giản. Tầng cây gỗ cao 8-15m, các cây gỗ có đường kính 10-20cm, tán lá khít nhau nhưng bộ lá thưa nên dưới tầng rất sáng. Dưới tầng cây gỗ là tầng cây bụi cao 2-4m, thưa, tầng cỏ thưa thớt. Dây leo, cây ký sinh, phụ sinh hầu như không có.

5. Trảng cây bụi thứ sinh trên các đụn cát ven biển

Hình thành do việc khai thác tầng cây gỗ. Khi các cây gỗ bị mất còn trơ tầng cây bụi. Các cây bụi lớn tiếp tục bị khai thác làm củi nên trảng cây bụi chỉ còn các cây bụi cao 1-2m, che phủ thưa thớt, khoảng 40-60%.

6. Trảng cỏ thứ sinh trên đụn cát

Nguyên nhân hình thành trảng cỏ gắn liền với quá trình khai thác gỗ, củi và gia súc giẫm đạp. Trảng cỏ bao gồm các cây cỏ có độ cao 0.1-0.5m che phủ thưa thớt.

7. Rừng ngập mặn

Phân bố ở vụng biển phía Tây của đảo với diện tích một vài ha, còn các nơi khác chúng chỉ là các đám nhỏ. Rừng ngập mặn phân bố ở các vụng biển khuất sóng, lấp bùn và nước ở các khe lạch thoát ra biển. Rừng ngập mặn gồm các cây cao 2-3m, che phủ thưa. Nơi sát bờ có các cây cao 4-5m.

8. Trảng cỏ thứ sinh chịu ngập nước ngọt

Do đảo lớn thảm thực vật trên núi còn tương đối tốt nên dòng chảy nước mặt tồn tại gần như quanh năm. ở phần thấp của địa hình, sau các đụn cát thường hình thành các vùng trũng tích đọng nước ngọt quanh năm đất thường được khai phá trồng lúa nước. Nơi bỏ hoang có trảng cỏ thứ sinh chịu ngập chiếm cứ. Trảng cỏ này thường cao 0,5-1m độ

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho vùng hải đảo nghiên cứu điểm tại huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)