Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho vùng hải đảo nghiên cứu điểm tại huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)

I V V V >

413 249,6 281 290 280 Sản lượng củi khai thác Ster 1812 1800 1800 1940

3.1.2. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

Huyện Cô Tô có vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia. Chính vì vậy, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội là rất quan trọng và bức thiết.

Căn cứ vào tình hình phát triển và những định hướng chiến lược của Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh, cũng như những kế hoạch của UBND huyện Cô Tô cho phát triển kinh tế huyện đảo trong giai đoạn tới, đề tài lựa chọn các khách thể đánh giá là các ngành gắn với biển mang tính chủ đạo như: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; du lịch - dịch vụ trên biển, đảo; giao thông biển,… Bên cạnh đó cũng sẽ đề cập đến ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tuy không có giá trị cao về kinh tế nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn sinh thuỷ và về mặt nào đó góp phần hạn chế sự phụ thuộc vào đất liền, hỗ trợ sự phát triển của các ngành mũi nhọn do đó cũng trở thành đối tượng đánh giá.

Dựa trên những định hướng như vậy đối với huyện Cô Tô, ngoài hệ thống các phương pháp và những chỉ tiêu chung sử dụng để đánh giá tổng hợp cho một lãnh thổ là các đảo và huyện đảo (vị thế, vùng biển quanh đảo, mối quan hệ với đất liền) nêu trên đề tài nhấn mạnh thêm đến một số điểm quan trọng như sau:

- Những yếu tố thuận lợi cần chú trọng lựa chọn như các chỉ tiêu đánh giá đó là vị thế, vị trí của huyện đảo, tiềm năng to lớn, thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển, cũng như đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng của Đất nước.

- Những yếu tố hạn chế. Trong quá trình thực hiện đánh giá những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện môi trường mang ý nghĩa là những yếu tố hạn chế và có những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển KT-XH của huyện đảo cần được quan tâm đó là:

- Sự phân bố rải rác của các đảo nhỏ khiến cho việc quản lý và phát triển tổng thể trên toàn quần đảo gặp nhiều khó khăn.

- Trong lịch sử hình thành, quần đảo trải qua nhiều biến động, cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nghiêm trọng.

- Quần đảo thuộc vịnh Bắc Bộ, một điểm nóng nhiều nguy cơ xảy ra xung đột. - Là một quần đảo ngoài khơi, nên Cô Tô luôn phải chịu nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống: bão, áp thấp, ảnh hưởng của sóng lớn, triều cường,… Ngoài ra, các thiên tai như trượt lở đất, các quá trình động lực biển,… cũng là những yếu tố có ảnh hưởng tới sự phát triển.

Trong quá trình thực hiện đánh giá những yếu tố này (bao gồm cả mặt thuận lợi và những khó khăn, hạn chế) đều được xem là những chỉ tiêu quan trọng nhất, cần bổ sung, nhấn mạnh thêm bằng các hệ số cũng như là những hạn chế mà cần phải loại bỏ.

Để đánh giá khả năng phát triển các ngành kinh tế tại Cô Tô, đề tài sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số nhằm xác định mức độ thuận lợi của các dạng cảnh quan đối với các khách thể đánh giá là nông nghiệp - lâm nghiệp, thuỷ sản, và du lịch – dịch vụ, kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp để so sánh lợi ích của việc phát triển các ngành đó đối với sự phát triển chung của huyện đảo và vai trò đối với bảo vệ môi trường từ đó đưa ra định hướng tổ chức không gian lãnh thổ trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững. Các chỉ tiêu đánh giá, cụ thểnhư sau:

*. Chỉ tiêu về vai trò và vị thế của đảo trong đảm bảo ANQP

Là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu của Đất nước, đánh giá vị thế của đảo đối với phát triển kinh tế và ANQP là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đối với Cô Tô, vị thế được đánh giá ở vai trò đối với phát triển kinh tế biển, gắn liền với chiến lược bảo đảm ANQP và chủ quyền lãnh thổ. Trong hệ thống chỉ tiêu này sẽ đề cập đến vị trí địa lý, đặc điểm phân bố của huyện đảo Cô Tô trong tổng thể các huyện đảo, mối quan hệ hữu cơ của Cô Tô với các huyện đảo khác hay các huyện ven bờ. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

+ Vai trò của các đảo trong bảo vệ ANQP

+ Vai trò đối với bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái.

*. Chỉ tiêu đánh giá cho phát triển ngành thuỷ sản

- Khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: + Vị trí địa lý của các đảo, quần đảo có liên quan đến các ngư trường;

+ Đặc điểm của ngư trường có liên quan đến đảo và quần đảo: vị thế, diện tích, số loài thuỷ hải sản có liên quan đến sản phẩm chính, mùa đánh bắt, khai thác, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, hải văn, đặc điểm vật lý, hoá học của ngư trường;

+ Quan hệ giữa đảo và vùng ven biển về đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản.

- Nuôi trồng thuỷ sản: được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: + Diện tích khu vực dự kiến phát triển nuôi trồng;

+ Số loài và mức độ thích nghi sinh thái của các loài dự kiến nuôi;

+ Điều kiện hải văn, quy luật phân bố, phân hoá dòng chảy biển, chế độ thủy triều, điều kiện hướng gió, nước, đáy bãi, đầm nuôi.

*. Chỉ tiêu đánh giá cho phát triển dịch vụ biển

+ Vị trí địa lý của các đảo, quần đảo có liên quan đến các hoạt động kinh tế, xã hội trên biển;

+ Nhu cầu thị trường của hoạt động dịch vụ;

+ Điều kiện đáp ứng của huyện cho hướng phát triển này (cơ sở hạ tầng, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác, mối quan hệ với đất liền và các huyện đảo khác, tài nguyên,...)

*. Chỉ tiêu đánh giá cho phát triển nông nghiệp

Do diện tích của các đảo rất nhỏ nên sự phân hóa về nhiệt ẩm được sử dụng để làm các chỉ tiêu đánh giá tổng quát đối với toàn bộ lãnh thổ. Trên cơ sở đó, lựa chọn các loại cây trồng thích hợp dự định sẽ phát triển.

Căn cứ trên kết quả đánh giá các yếu tố nhiệt ẩm có thể thấy các cây trồng thích hợp cho trồng trọt trên đảo là cây lương thực, cây ăn quả và rau ôn đới. Đề tài dựa trên nhu cầu sinh thái của các cây này để lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá. Các chỉ

tiêu dùng đánh giá chủ yếu dựa trên sự phân hoá về loại đất, chất lượng dinh dưỡng, tính chất hoá lý của đất,... bao gồm chỉ tiêu về độ dốc địa hình, tầng dày, loại đất, thành phần cơ giới, độ đá lẫn và khả năng cấp nước, đặc điểm khí hậu, thời tiết,...

*. Chỉ tiêu đánh giá cho phát triển lâm nghiệp

Điều rất có giá trị là trên các đảo hiện vẫn đang tồn tại rừng tự nhiên thứ sinh, có thể tận dụng chúng để kết hợp phát triển du lịch. Do vậy khi đánh giá cho phát triển lâm nghiệp, đề tài đã nghiên cứu điều kiện sinh thái một số cây lâm nghiệp vừa có giá trị kinh tế, vừa tăng cường khả năng BVMT và đặc biệt là tạo cảnh quan đẹp cho phát triển du lịch. Loại đáng chú ý nhất là thông đuôi ngựa, phi lao, dừa nước…Các chỉ tiêu lựa chọn bao gồm: độ dốc địa hình, sự tồn tại các thảm rừng tự nhiên, rừng trồng và các chỉ tiêu khác như loại đất, tầng dày, thành phần cơ giới, khả năng phục hồi, phát triển rừng,...

*. Chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển du lịch

Du lịch được đánh giá thông qua các đặc trưng về tài nguyên du lịch, lượng khách dự kiến, loại hình du lịch dự định phát triển, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Các tài nguyên du lịch bao gồm có tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Trong đó chủ yếu là tài nguyên tự nhiên (bãi biển, phong cảnh, nguồn nước, chế độ sóng, gió, tính mùa vụ..) là lợi thế đặc biệt để có thể tổ chức nhiều loại du lịch khác nhau (tắm biển, thể thao biển,…). Các tài nguyên nhân văn của huyện đảo hiện tại mới phát triển ở mức thấp (thiếu nét truyền thống, tính cộng đồng, quan hệ gắn kết,...). Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: độ hấp dẫn đối với du lịch, sức chứa khách du lịch (tourism capacity), thời gian khai thác hoạt động du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đánh giá khả năng tải dân số. Trong đó, đánh giá sức chứa có vai trò quan trọng trọng trong việc bố trí dân cư và quy hoạch không gian lãnh thổ. Chỉ tiêu đánh giá bao gồm các yếu tố về hạ tầng cơ sở, môi trường. Trong đó quan trọng là xác định được sức chứa tối đa và tối thiểu trên mỗi đảo.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho vùng hải đảo nghiên cứu điểm tại huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)