Định hướng phát triển đối với các ngành và lĩnh vực kinh tế *Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho vùng hải đảo nghiên cứu điểm tại huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 100)

I V V V >

3.2.2.Định hướng phát triển đối với các ngành và lĩnh vực kinh tế *Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

413 249,6 281 290 280 Sản lượng củi khai thác Ster 1812 1800 1800 1940

3.2.2.Định hướng phát triển đối với các ngành và lĩnh vực kinh tế *Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

*Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

Với những lợi thế về tiềm năng và tài nguyên trong phạm vi huyện sẽ bao gồm cả ngành đánh bắt và ngành nuôi trồng thủy hải sản. Định hướng cho phát triển từng ngành cụ thể như sau:

- Đánh bắt hải sản: Do ở vị trí tiền tiêu của Tổ quốc nên hoạt động của ngành phải có được sự gắn kết chặt chẽ với bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền Đất nước. Hướng phát triển trong những năm tới là tập trung và tăng cường đầu tư cho đánh bắt xa bờ để nâng cao trữ lượng, đồng thời bảo vệ hệ sinh thái ven bờ. Mục tiêu phấn đấu của huyện đến năm 2010 là 6050 tấn.

- Nuôi trồng thuỷ sản: Dựa trên các điều kiện về đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên cùng với các ưu thế về thị trường tiêu thụ các sản phẩm nuôi biển, định hướng cho phát triển nuôi trồng hải sản vùng biển như sau:

- Đến năm 2010: sản lượng nuôi của toàn huyện là 51 tấn, trong đó nuôi cá biển là 48 tấn và nuôi tôm hùm là 3 tấn, phân bố như sau: Thị trấn Cô Tô: 6,5 tấn, xã Thanh

Lân:38 tấn, xã Đồng Tiến: 6,5 tấn. Phấn đấu, đến năm 2010, tổng số ô lồng sẽ lên đến 250 ô: cá biển (200), tôm hùm (50). Trong đó tại xã Thanh Lân nuôi 150 ô cá lồng, 40 ô tôm hùm; tại thị trấn Cô Tô: 30 ô cá, 25 ô tôm. Số còn lại được nuôi ở các vùng biển của xã Đồng Tiến.

- Đến năm 2015: sản lượng nuôi của toàn huyện là 84 tấn. Trong đó sản lượng nuôi của thị trấn Cô Tô sẽ là 14 tấn, xã Thanh Lân là 56 tấn, xã Đồng Tiến: 14 tấn. Ngoài ra, trên các vùng biển xung quanh đảo còn có thể nuôi trồng ngọc trai. Dự tính đến năm 2015 sẽ có 200.000 cá thể trai được lấy ngọc và 500.000 con trai nguyên liệu.

- Đến năm 2020: sản lượng nuôi của toàn huyện sẽ là 114 tấn: xã Thanh Lân là 76 tấn, xã Đồng Tiến: 19 tấn, thị trấn Cô Tô:19 tấn.

*. Chế biến

Chế biến hải sản là một ngành quan trọng, góp phần phát triển kinh tế thuỷ sản. Quy mô và phạm vi của các cơ sở chế biến phải đáp ứng đủ nhu cầu của đánh bắt, nuôi trồng trên địa bàn huyện, phục vụ nhu cầu của các tàu thuyền đánh bắt trong ngư trường vịnh Bắc Bộ.

* Định hướng phát triển dịch vụ trên biển

*. Định hướng phát triển trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá

Vị thế của Cô Tô rất thuận lợi để xây dựng thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ cho các nhu cầu của bản thân huyện đảo và của ngư trường vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, UBND huyện đã thành lập đề cương xây dựng đê biển với quy mô có thể chứa được 1500-2000 phương tiện. Để thực hiện và hoàn thành hai chức năng của mình, trung tâm phải được tiến hành xây dựng, thỏa mãn các điều kiện sau:

- Nâng cấp bến cá, khảo sát, xây dựng cảng cá với quy mô lớn để các tàu thuyền có công suất lớn có thể cập bến.

- Bến neo đậu tàu thuyền cần phải có diện tích đủ rộng để nhiều tàu thuyền cùng trú bão khi cần thiết.

- Xây dựng trạm cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu thuyền

- Hình thành chợ cá và trạm thu mua hải sản, tiến tới thành lập trung tâm thương mại trên đảo.

- Xây dựng các cơ sở hậu cần và triển khai công tác dịch vụ biển: cơ sở sản xuất nước đá, cung cấp nước đá, lương thực, thực phẩm, cung cấp nước ngọt cho các tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền khác hoạt động trên biển.

- Đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu cho việc phát triển trung tâm hậu cần nghề cá: nâng cấp các cảng cá Cô Tô và Thanh Lam, xưởng sản xuất nước đá, đại lý cung ứng vật tư thiết bị,… Triển khai công tác dịch vụ biển: cung cấp nước đá, lương thực, thực phẩm, nước ngọt cho các tàu thuyền đánh cá và các loại tàu thuyền khác hoạt động trên vùng biển.

- Xây dựng các cơ sở chế biến và sơ chế hải sản để trung chuyển và cung cấp cho các nhà máy chế biến trong đất liền.

*. Định hướng phát triển giao thông biển

Để phát triển kinh tế biển thì hệ thống giao thông đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên hiện trạng giao thông biên ở Cô Tô chỉ đủ đáp ứng nhu cầu hiện thời. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, cần đầu tư nhiều cho phát triển giao thông và vận tải biển.

- Nâng cấp hệ thống cầu cảng, xây mới một số cảng phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng.

- Nạo vét các luồng lạch để tàu có thể vào sâu hơn.

- Tăng cường các tuyến giao thông liên kết giữa các đảo trong quần đảo và giữa các đảo với đất liền cũng như với các vùng khác.

- Mở rộng giao thông, vận tải biển, tăng cường hợp tác quốc tế với nước ngoài, đặc biệt là các nước trong khu vực.

* Định hướng phát triển nông - lâm nghiệp trên các đảo

- Đối với phát triển nông nghiệp:

Hiện tại đất đang sử dụng vào nông nghiệp của huyện rất thấp, chỉ đạt 7,37% tổng diện tích tự nhiên, phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích đất nông nghiệp lên 8 - 8,5% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Bằng biện pháp tập trung khai thác thế mạnh của nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, đa dạng hoá ngành nghề, đưa nhanh tiến độ kỹ thuật vào sản xuất,

chọn giống mới, giống thuần, giống lai có năng suất cao phù hợp với từng điều kiện khu vực. Hình thành vùng chuyên canh rau màu để cung cấp cho thị trường. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đối với những diện tích kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, chuyển nhanh cơ cấu mùa vụ, tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những khu vực có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cấy lúa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-- Định hướng phát triển chăn nuôi:

Chăn nuôi không phải là một thế mạnh trên đảo. Tuy nhiên việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm góp phần tận dụng nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và một phần lương thực cho người dân trên đảo. Trong những năm tới, phát triển chăn nuôi cần theo hướng:

+ Phát triển chăn nuôi theo quy mô gia đình, áp dụng mô hình vườn rừng.

+ Tích cực nuôi gia cầm, lợn, dê, gia cầm, để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên đảo và cung cấp dịch vụ biển.

*. Định hướng phát triển lâm nghiệp

- Mục tiêu là bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước, chống xói mòn của đất, đưa độ che phủ của rừng đến năm 2010 đạt 58%.Đối với rừng trồng sản xuất, tính đến năm 2010, diện tích rừng phòng hộ sản xuất sẽ giảm 2 ha so với hiện tại, còn 1.197,33 ha. Chính vì thế cần tích cực bảo vệ, khoanh nuôi để tăng độ che phủ.

* Định hướng phát triển du lịch biển đảo

Cô Tô là một huyện đảo rất có tiềm năng để phát triển du lịch, Trên các đảo và khu vực biển quanh đảo có nhiều dạng tài nguyên có thể phục vụ tốt cho tổ chức hoạt động du lịch. Tuy vậy việc phát triển du lịch cũng gặp nhiều khó khăn: diện tích mặt bằng hạn chế, cơ sở hạ tầng còn thấp, đảo lại khá xa đất liền. Hiện trạng phát triển ngành du lịch hiện nay của huyện còn rất kém. Vấn đề quan trọng đối với huyện là cần phải tạo ra một sự độc đáo mang tính đặc thù của chính địa phương để tăng tính hấp dẫn cho du khách.

Dựa trên các tiêu chuẩn về khả năng tải của các bãi biển do tổ chức JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật) đề xuất, chúng tôi đã tính sức chứa tối đa và tối thiểu cho các bãi biển trên hai đảo như sau:

Đặc trưng Chiều rộng (km) Chiều dài (km) Sức chứa (người) Tối thiểu Tối đa

Hồng Vàn 0,32 4,06 400 800

Nam Cáp 2,22 3,26 326 652

Nam Hải 0,20 3,50 350 700

Thanh Lam 0,3 0,90 90 180

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2002: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường cho các hoạt động du lịch biển”

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho vùng hải đảo nghiên cứu điểm tại huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 100)